Văn hóa tâm linh

Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới

Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới dành cho các cặp đôi đang chuẩn bị cưới nắm được để tránh những điều không hay xảy ra trong ngày vui của mình.

776

Kiêng kị cưới khi nhà có tang

Một trong những đại tang lớn nhất là con trai chịu tang bố, theo đó khi có tang bố, con trai phải đợi hết tang bố 3 năm mới được lấy vợ. Với điều kiện thực tế hiện nay, việc này có thể khiến con trai lỡ duyên cả một đời. Chính bởi vậy nhiều gia đình tiến hành cưới chạy tang, những thủ tục cưới hỏi đều được thực hiện đầy đủ nhưng nhanh gọn, trong phạm vi gia đình trước khi có người nhà qua đời.

Cưới là chuyện vui nếu được diễn ra ngay sau lễ tang của người thân không trọn niềm vui mà còn liên quan đến chữ hiếu, thêm nữa, không khí u ám, buồn đau của đám tang sẽ khiến đám cưới giảm đi may mắn, điều vui. Đám hỷ vì thế thiếu đi sự trọn vẹn.

Kiêng kị cưới vào ngày xấu

Theo quan niệm của người phương Đông, ngày tốt là ngày theo tính chất công việc, tuổi của chủ nhân, 24 tiết khí, phong tục tập quán. Người tìm được ngày đẹp cho việc lên duyên phải thông thạo lý số, am hiểu thiên văn địa lý, để đưa ra ngày giờ tốt đẹp. Dân gian tin rằng, nếu tiến hành đúng giờ đó vạn sự thuận, mọi điều tốt đẹp.

Những ngày xấu cho ngày cưới thường là ngày:

– Ngày nguyệt kỵ: ngày mùng 5, ngày 14 ( 1+4=5) và ngày 23 (2+3=5) những ngày này được gọi là ngày nửa đời, nửa đoạn, khó được việc, làm gì cũng vất vả, nửa chừng.

– Ngày tam nương: Là những ngày (3,7,13,18,22,27) ngọc hoàng cử 3 cô gái xinh đẹp xuống hạ giới làm mê muội và thử lòng người, ai gặp phải bỏ bê công việc, gặp phải điều không may.

– Ngoài ra là các ngày sao xấu chiếu: Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Thiên tai địa họa, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo…

Thực ra quan niệm ngày xấu ngày tốt cũng chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Tại sao cùng cưới một ngày nhưng có đôi sống đầu bạc rang long, sinh con có trai có gái, làm ăn phát đạt có đôi lại đứt gánh giữa đường, làm ăn vất vả, sinh con một bề…? Xét ở một góc độ nào đó, ngày tốt là một yếu tố liên quan đến niềm tin của mỗi người, phần lớn người Việt đều có tâm lý: Có kiêng có lành. Việc thực hiện cưới hỏi vào ngày đẹp không mất gì nhưng hy vọng sẽ mang đến may mắn và điều tốt đẹp.

Kiêng mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng

Trước đây, khi con gái thường được gả chồng sớm, con gái lại chưa bao giờ xa gia đình, cha mẹ. Ngày lấy chồng mẹ thường thương con gái về nơi xa lạ, phong tục tập quán đổi khác, thương cảnh làm dâu nhiều vất vả mà khóc lóc, con gái nhớ mẹ mà theo đi về, dẫn đến việc đám cưới không thành. Thêm nữa, việc khóc lóc giữa hai mẹ con cũng được xem là kiêng kị trong ngày vui.

Kiêng cô dâu kiêng ra ngoài đón tiếp nhà chồng trước khi được chú rể vào phòng đón

Một tục lệ vẫn được duy trì cho đến ngày nay đó là khi cô dâu trang điểm xong, sẽ ngồi trong phòng, khi nhà trai đến không được ra chào đón mà phải đợi chồng vào đón ra. Khi chú rể đến sẽ vào tận phòng rước cô dâu và lễ tổ tiên nhà mình.

Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới

Việc cô dâu ra chào quan viên hai họ trước sẽ khiến cô dâu bị mất duyên. Trong cuộc sống hôn nhân sau này tại nhà chồng, con dâu sẽ mất đi vị thế, tiếng nói, bị nhà chồng coi thường.

Cô dâu kiêng không được ngoái nhìn lại nhà đẻ

Việc khóc lóc, ngoái lại của cô dâu về nhà đẻ khi bước chân khỏi cổng nhà mình là thể hiện sự vương vấn, nhớ nhung. Nếu giữ mãi tâm trạng này khiến con dâu không thể chu toàn cho nhà chồng, có thể bỏ nhà chồng về nhà đẻ. Tuy nói là kiêng nhưng hầu hết các cô dâu đều không làm được điều này. Cảm xúc luôn đến một cách tự nhiên trong những thời điểm quan trọng, nhất là khi cô dâu lấy chồng xa, gia đình có nhiều điều éo le.

Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới

Con gái thường giàu cảm xúc, dễ xúc động, trước giờ về nhà chồng, bước sang một trang mới cuộc đời khó tránh được niềm rưng rưng. Bởi vậy tuy là kiêng nhưng hiếm cô dâu nào có thể làm được điều này.

Kiêng kỵ cô dâu đang mang bầu thì không đi vào trong nhà trai từ cửa chính

Khi về nhà chồng, nếu cô dâu đang mang bầu sẽ không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trong trường hợp nhà chú rể không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui vẻ. Theo quan niệm của một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này làm ăn không phát đạt.

Kiêng kỵ đổ vỡ đồ vật trong đám cưới

Trong đám cưới, mọi người thường phòng tránh việc đổ vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa. Bởi chuyện đổ vỡ là điềm báo xui xẻo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly, không êm đềm của đôi vợ chồng trẻ.

Ngoài những kiêng kỵ nói trên mỗi vùng miền sẽ có sự thay đổi, những kiêng kỵ và tập quán khác nhau. Hiện nay, nhiều kiêng kỵ ngày cưới cũng được loại bỏ tuy nhiên việc xem ngày cưới, trao nón dâu mới, chọn người rải giường chiếu…vẫn được duy trì và thực tế đó là những phong tục cưới tốt đẹp, giàu ý nghĩa gửi đến đôi lứa ngày kết hôn.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm