Muốn phân biệt tượng Phật Di lặc và tượng Thần tài thì chúng ta cần phải quan tâm tới nguồn gốc, ngoại hình, ý nghĩa và cách thờ cúng 2 vị.
Về nguồn gốc
Thần tài là nhân thần của Trung Quốc, theo truyền thuyết kể lại rằng ông vốn là quan thiên đình, do một lần uống rượu say, bị rơi xuống hạ giới. Đói quá nên lạc vào 1 hiệu buôn nọ xin ăn, sau khi Thần Tài vào ăn thì lập tức khách hàng kéo tới lườm lượp từ đo quan buôn nọ trở nên sung túc hơn bội. Vì vậy theo quan niệm của dân gian, tượng Thần Tài chính là biểu tượng cho tài lộc của cải.
Phật Di Lặc lại là vị Bồ Tát theo quan niệm của Phật giáo Ấn Độ. Theo đó Bồ Tát Di Lặc sẽ là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên trái đất sau hàng triệu năm nữa để cứu rỗi chúng sinh. Đem ánh sáng và sự từ bi vô lượng của Ngài tới chúng sinh.
Về ngoại hình
Tượng Phật Di Lặc được khắc họa với hình dáng 1 nhà sư trung niên to béo, ở trần, bụng phệ, miệng luôn tươi cười. Tượng Phật Di Lặc trên chùa thì cầm tràng hạt, còn hình ảnh Phật Di Lặc trong dân gian thì thường được sáng tạo thêm với đa dạng các biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng như túi tiền, thỏi vàng, cành đào, cá chép…
Tượng Thần Tài cũng được khắc họa với hình ảnh 1 ông lão vui vẻ, tươi cười. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Thần Tài được hình dung giống như 1 vị quan trên thiên đình với mũ cao đầy đủ, nghiêm trang. Bên cạnh đó Thần Tài có râu, còn Phật Di Lặc là hòa thượng không có râu.
Ngoài ra, tượng Thần Tài còn có nơi chế tác giống với hình ảnh ông Lộc trong bộ tượng Tam Đa bằng đồng Phúc Lộc Thọ.Về ý nghĩa tượng Phật Di Lặc mang ý nghĩa bao trùm cho muôn sự hạnh phúc, an lạc về sự giác ngộ tuyệt đối. Sống một cuộc đời thanh thản, tiêu dao, vô thường, vô ngã.Còn Tượng Thần Tài chỉ mang ý nghĩa về mặt tài lộc, đầy đủ, sung túc. Ông được coi là vị Thần bảo hộ cho các nhà buôn được đông khách, mua may bán đắt…
Bên cạnh đó, Phật Di Lặc có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn Thần Tài. Tượng Phật Di Lặc được rất nhiều người thỉnh về để cầu vạn sự hanh thông từ sức khỏe, con cái, công việc sự nghiệp thăng tiến cho tới tài lộc dồi dào… Thần Tài thực sự chỉ có sự ảnh hưởng với các các cửa hàng kinh doanh buôn bán để cầu cho việc kinh doanh phát tài – hồng phúc.
Về cách thờ cúng Tượng Phật Di Lặc có thể thờ cúng hoặc trưng bày trang trí trong nhà cho hài hòa với phong thủy. Phật Di Lặc khi thờ cúng thì đều được lập bàn thờ riêng và đặt ở vị trí cao trang trọng, lịch sự, trang nghiêm.
Khi thờ Phật Di Lặc tại gia người ta luôn luôn cúng bằng cỗ chay. Lưu ý khi khấn Phật Di Lặc để cầu mong cho tâm hồn thanh thản, vô thường, vô ngã, cầu sự minh triết, giác ngộ chứ không chỉ là cầu tài lộc, may mắn. Còn tượng Thần Tài luôn được đặt chung với tượng Ông Địa và thờ cúng ở chung tại bàn thờ thần tài. Trong đó, bàn thờ Thần Tài thường được nơi góc nhà. Và khác với thờ cúng Phật Di Lặc, khi thờ Thần Tài người ta thường cúng đồ mặn, đặc biệt vào ngày vía Thần Tài hàng năm (10/1 âm lịch) thức cúng bắt buộc phải có đó là rượu thịt quay, vịt quay,….Trên đây là cách phân biệt tượng Phật Di lặc và Thần tài, hi vọng các gia chủ đã có đủ kiến thức để lựa chọn đúng tượng thờ vào đúng tâm thành của mình.
Về ý nghĩa
Tượng Phật Di Lặc mang ý nghĩa bao trùm cho muôn sự hạnh phúc, an lạc về sự giác ngộ tuyệt đối. Sống một cuộc đời thanh thản, tiêu dao, vô thường, vô ngã.
Còn Tượng Thần Tài chỉ mang ý nghĩa về mặt tài lộc, đầy đủ, sung túc. Ông được coi là vị Thần bảo hộ cho các nhà buôn được đông khách, mua may bán đắt…
Bên cạnh đó, Phật Di Lặc có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn Thần Tài. Tượng Phật Di Lặc được rất nhiều người thỉnh về để cầu vạn sự hanh thông từ sức khỏe, con cái, công việc sự nghiệp thăng tiến cho tới tài lộc dồi dào… Thần Tài thực sự chỉ có sự ảnh hưởng với các các cửa hàng kinh doanh buôn bán để cầu cho việc kinh doanh phát tài – hồng phúc.
Về cách thờ cúng
Tượng Phật Di Lặc có thể thờ cúng hoặc trưng bày trang trí trong nhà cho hài hòa với phong thủy. Phật Di Lặc khi thờ cúng thì đều được lập bàn thờ riêng và đặt ở vị trí cao trang trọng, lịch sự, trang nghiêm. Khi thờ Phật Di Lặc tại gia người ta luôn luôn cúng bằng cỗ chay. Lưu ý khi khấn Phật Di Lặc để cầu mong cho tâm hồn thanh thản, vô thường, vô ngã, cầu sự minh triết, giác ngộ chứ không chỉ là cầu tài lộc, may mắn.
Còn tượng Thần Tài luôn được đặt chung với tượng Ông Địa và thờ cúng ở chung tại bàn thờ thần tài. Trong đó, bàn thờ Thần Tài thường được nơi góc nhà. Và khác với thờ cúng Phật Di Lặc, khi thờ Thần Tài người ta thường cúng đồ mặn, đặc biệt vào ngày vía Thần Tài hàng năm (10/1 âm lịch) thức cúng bắt buộc phải có đó là rượu thịt quay, vịt quay,….
Trên đây là cách phân biệt tượng Phật Di lặc và Thần tài mà Văn Hóa Tâm Linh muốn chia sẻ với bạn đọc, hi vọng các gia chủ đã có đủ kiến thức để lựa chọn đúng tượng thờ vào đúng tâm thành của mình.