Phật Ca Diếp là ai?

Phật Ca Diếp tên đầy đủ là Ma ha Ca Diếp, ngoài ra còn có tên gọi khác là Đại Ca Diếp. Ngài là vị Phật thứ ba trong số năm vị Phật của hiền kiếp.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Theo lịch sử Phật giáo, ngài Ma Ha Ca Diếp sinh ra trong gia đình phú hào Ni Câu Lự Đà Kiệt Ba thôn Sa La Đà, nước Ma Kiệt Đà, vốn tên là Tất Bát La Da Na vì thân mẫu ngài đi chơi quanh gốc cây Tất Bát La thì hạ sinh ngài nên lấy tên cây đặt cho con.

Ngài là vị Phật thứ ba trong số năm vị Phật của hiền kiếp, và cũng là vị Phật thứ sáu trong số sáu vị Phật trước Phật Thích Ca Mâu Ni, được đề cập trong Đại Tạng Kinh Pali. Trong các kinh sách Phật giáo bằng tiếng Phạn, vị Phật này được gọi là Kāśyapa.

Tiểu sử Phật Ca Diếp

Theo tư liệu, Ma-ha-ca-diếp sinh năm 616 TCN. Ông gia nhập Phật giáo năm 30 tuổi – lúc đó Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã đắc đạo được 3 năm (38 tuổi, năm 586 TCN). Chỉ 8 ngày sau, ông đạt quả A la hán. Ông kế tục Tất đạt đa Cồ đàm quản lý tăng chúng cho đến năm 525 TCN thì truyền lại cho A-nan. Lúc đó ông đã rất già (có lẽ khoảng 90 – 100 tuổi). Ông mất năm 496 TCN, thọ 120 tuổi, chôn cất tại Guru Pada giri.

Phật Ca Diếp là ai?

Xuất thân trong một gia đình Bà La Môn tại xứ Ma-Kiệt-Đà, ngài Đại Ca Diếp có phước tướng đầy đủ, tư chất thông minh; không ham thích các lạc thú ở đời, khác hẳn những người bạn cùng trang lứa. Đại Ca Diếp thường tỏ ra nhàm chán, thích xa đám đông và ở riêng một mình.

Để cha mẹ bằng lòng, Ngài đã cưới vợ tên là Bạt Đà, một cô gái rất xinh đẹp con nhà giàu có trong vùng. Sau lễ cưới, hai người mới nhận ra đều cùng chung chí nguyện, thích phạm hạnh, ghét ngũ dục. Khi cha mẹ mất, Ngài Đại Ca Diếp tạm biệt Bạt Đà lên đường tìm thầy học đạo và hứa sau khi tìm được bậc minh sư sẽ về đón Bạt Đà để cùng tu.

Sau nhiều năm lang thang khắp chốn, khi đủ duyên lành được gặp và xuất gia trong giáo Pháp bất tử của Đức Thế Tôn, Đại Ca Diếp chân thật thực hành các Pháp tu khổ hạnh, luôn tỉnh giác, bền chí chiến đấu để vượt qua chính mình đã giúp Ngài sớm chứng đạt đạo. Với phẩm hạnh cao quý, Tôn giả đã được các Tỳ kheo đương thời tôn xưng là đầu đà đệ nhất khi thực hành 13 Pháp có năng lực tịnh hóa tâm hồn: “Mặc y phấn tảo, chỉ mặc ba y, phải khất thực để sống, khất thực theo thứ lớp, ngồi ăn một lần, ăn bằng bình bát, không để dành đồ ăn, sống ở trong rừng, ở dưới gốc cây, ở ngoài trời, ở nghĩa địa, nghỉ ở đâu cũng được, không nằm ngủ”.

Khi đã được an trú trong niềm vui giải thoát, Ngài đã đón người vợ của mình năm xưa được bước vào ngôi nhà Như Lai. Điều đặc biệt của Tôn giả khi trì bát khất thực là Ngài chỉ đến khất thực trước nhà người nghèo để họ gieo trồng những hạt giống tốt lành trong ruộng phước điền tối thượng.

Ý nghĩa và sức ảnh hưởng của Phật Ca Diếp

Mặc dù tôn giả Ma Ha Ca Diếp đã nhập Niết Bàn, nhưng ảnh hưởng nếp sống đạo đức, phạm hạnh của tôn giả vẫn còn tồn tại mãi với thời gian… Suốt cả cuộc đời, tôn giả Ma Ha Ca Diếp trở thành một con người gương mẫu trong giáo đoàn, phẩm hạnh có tầm ảnh hưởng rất rộng. Đức Phật cũng vị nể xem tôn giả như bạn, có lần Phật đã nhường nửa tòa ngồi giảng pháp cho tôn giả. Gương của Ma Ha Ca Diếp chính là, người có tư cách đạo đức bao giờ cũng được kính nể, ngược lại không tư cách đạo đức dù giàu mạnh đến đâu, cuối cùng cũng bị cuộc đời đào thải.

Updated: 21/05/2022 — 10:44 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *