Tại gia học Phật cũng không phải là không đáng quý, mỗi dạng đều có nhân duyên khác nhau, nhưng kết quả thì giống nhau.
Học Phật tại gia như thế nào cho đúng Pháp?
Phật giáo đồ học Phật chia làm hai dạng là tại gia và xuất gia, tuy nhiên bất luận tại gia hay xuất gia đều nên y theo Phật pháp, lấy việc tu hành làm trọng. Bố thí và cúng dường là đạo đức tốt đẹp của cư sĩ tu phước, là căn bản của phước đức, chứ không phải công đức cứu cánh. Công đức do tự mình đạt được là kết quả do tu hành Phật pháp đem lại. Vì thế nói người học Phật tại gia ngoài việc tu phước thì nên lấy công đức để viên mãn bản thân. Tu hành là điều kiện quan trọng để thanh tịnh bản tánh, minh tâm kiến tánh, là giải thoát luân hồi, cứu cánh Niết Bàn, thành tựu Bồ Đề…
Người cư sĩ tại gia ngoài trách nhiệm làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích cho xã hội, kế đến là hộ trì Tam bảo và hoằng pháp lợi sinh tuỳ theo hoàn cảnh sống của mình.
Người cư sĩ tại gia ngoài trách nhiệm làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích cho xã hội, kế đến là hộ trì Tam bảo, hoằng pháp lợi sinh tuỳ theo hoàn cảnh sống của mình.
Phật pháp nói, Giới – Định – Tuệ là những điều kiện quan trọng của việc tu hành thành đạo, người tu tại gia cũng nên lấy đó làm gương chiếu. Bố thí cúng dường là điều Phật Thích Ca căn dặn đệ tử tại gia để duy trì việc tu hành bình thường của tăng đoàn, còn hành trì cúng dường là bổ trợ để tu phước báo và tu hành công đức. Vì thế nói Cư sĩ Phật giáo ngoài bố thí ra còn phải tu hành Phật pháp mới bước vào được con đường học Phật chân chính.
Người học Phật tại gia không nên dừng ở chỗ lễ bái cầu phước, cầu nhân thiên phước báo mà nên học tập Phật học, tu hành Phật pháp, Giới – Định – Tuệ làm cứu cánh, mới đúng là trình tự phương pháp tu hành khổ – tập – diệt – đạo. Kinh Kim Cang nói “nếu như người cầu hình tướng để thấy, cầu âm thanh để nghe, tức người đó đang hành tà đạo, không thể thấy được Như Lai.”
Ý nghĩa của học Phật tại gia
Người học Phật tại gia cũng giống như người xuất gia, truy cầu Phật đạo, xuất gia học Phật đương nhiên là tốt, tại gia học Phật cũng không phải là không đáng quý, mỗi dạng đều có nhân duyên khác nhau, nhưng kết quả thì giống nhau. Vì vậy nói người học Phật tại gia không chỉ hành trì bố thí và cúng dường, quan trọng hơn cả vẫn là tự mình tu hành thanh tịnh tâm tánh.
Người xuất gia cũng vậy, xuất gia mà thiếu tu hành thì mất đi ý nghĩa, bởi vì không tu hành thì không thể thấu hiểu Phật pháp, khó mà liễu ngộ nội hàm giải thoát của Giới – Định – Tuệ, không thể nghiệm được ý nghĩa thù thắng và chỗ thâm sâu huyền bí của tu hành Phật Pháp; do đó không thể tịnh hóa tâm tính, mãi bị buộc trong hồng trần, luân hồi lục đạo không có ngày kết, đó chính là chướng ngại lớn nhất trong học Phật, vậy người học Phật nên lấy đó làm gương chiếu lại chính mình.
Phật pháp nói, Khổ là hiện tượng của nhân sinh vô thường, vô thường là quy luật hiện tượng của vũ trụ; sự tiêu trừ khổ và vô thường chính là giải thoát. Nguyên tắc của giải thoát là tánh Không, mục đích của giải thoát là vô ngã. Để thấu hiểu vô thường, tánh không, và vô ngã chỉ có thể thông qua tu hành Phật pháp mới có thể thực sự thể nghiệm sự vi diệu đó. Do đó cần chú trọng tu hành như pháp, lấy tu Thiền hoặc niệm Phật và nghiên đọc kinh điển để được công đức, dùng trí tuệ đó tiến tới tu tập pháp môn giải thoát cứu cánh sau cùng. Đó chính là pháp môn tu chứng cuối cùng mà người học Phật xuất gia hay tại gia đều cần hướng đến.