Tứ Phủ Thánh Mẫu

Đền Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương

Đền Tranh hay đền Quan Lớn Tuần Tranh thờ Quan Lớn Đệ Ngũ. Đền nằm ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

1631

Người ta truyền rằng “đền Tranh thiêng lắm, cầu gì được lấy” nên hàng năm khách thập phương từ các nơi về đây khá đông.

Lịch sử xây dựng đền Tranh – Hải Dương

Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở.

Vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được tôn tạo với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau. Nhưng vào năm 1946, khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến thì nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo gỡ, chỉ để lại cung cấm làm nơi thờ tự.

Năm 1954, đền Tranh được phục dựng lại để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Năm 1966, ba gian hậu cung của đền được chuyển về phía bắc của thị trấn Ninh Giang, cách đền cũ khoảng 300m. Nơi này nay thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Lúc này, đền được xây dựng thêm 7 gian tiền tế. Sau 3 năm, đền tiếp tục khởi công xây dựng nhà trung từ.

Vào năm 2004, đền đã hoàn thành việc xây dựng nghi môn và tòa hậu cung.

Năm 2006, nhân dân đã hoàn thiện việc xây dựng đông vu và nhà hóa sớ cho đền Tranh.

Kiến trúc đền Tranh – Hải Dương

Cổng tam quan đền Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương
Cổng tam quan đền Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương

Đền Tranh Hải Dương hiện có 3 gian và cung cấm.

Đền Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương

Trong đó gian ngoài cùng là ban thờ Trần Triều, ban thờ Sơn Trang, gian giữa là thờ Ngọc Hoàng Thượng Để, gian trong là thờ Mẫu địa, thờ Phật ở phía bên phải,

Đền Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương

Ở giữa thờ Quan Lớn Tuần Tranh và phía bên trái là thờ Tứ vị Quan Lớn. Không gian phía trong cùng là cung cấm, khu vực phía sau khu đền chính là động thờ mẫu.

Đền Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương

Đền Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương

Khuôn viên của đền Tranh Hải Dương khá rộng nên khách đến sắp lễ hay cầu nguyện rất thoải mái.

Nhìn chung, kiến trúc đền Tranh mang nét đặc trưng của thời nhà Lê và nhà Nguyễn. Nơi này vẫn lưu giữ được rất nhiều cổ vật giá trị như tượng Quan Lớn Tuần Tranh bằng đồng, tượng Tứ Trụ bằng đá, đỉnh đồng, hạc đồng, cuốn thư, bát hương, chén sứ…

Lễ hội đền Tranh – Hải Dương

Đền Tranh được truyền tụng là nơi linh ứng, cầu gì được nấy. Tiếng lành đồn xa, cứ vào ngày hội của đền, du khách thập phương lại đổ về đây.

Đền Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương

Hội tháng 2 âm lịch, hội đã được tổ chức từ ngày 10-20, trong đó hội chính là vào 14/2 âm lịch – ngày sinh của quan lớn Tuần Tranh.

Hội tháng 5 âm lịch, từ ngày 20-26 và hội chính vào 25/5 âm lịch – ngày hoá của Đức thánh.

Lễ hội đền Tranh Hải Dương có quy mô rộng lớn và là một trong những hội lớn của Hải Dương. Không chỉ trong những ngày hội (thường kéo dài tới 7 ngày) mà những ngày thường cũng không ít khách đến lễ và không thể thiếu tiết mục hát chầu văn.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3225

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 3076

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm