Ni sư Thích Đàm Niệm – 1 tấm gương hi sinh anh dũng vì đạo pháp và dân tộc

Ni sư Thích Đàm Niệm (1892-1947) thế danh là Nguyễn Thị Chanh, người gốc làng Thanh Cương (tức làng Sượt), tổng Hàn Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tiểu sử Ni sư Thích Đàm Niệm

Thân phụ là cụ Nguyễn Huy Sung. Ni sư được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có nếp sống gia phong hài hòa, đức độ.

Năm 19 tuổi, người từ giã quê hương, tự nguyện xuất gia theo Phật. Chặng đường đầu tiên, Ni sư đến chùa Bung, huyện Gia Lộc làm sư tiểu hơn 5 năm. Khi trưởng thành, người được về chùa Cao Dương, xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc. Sau 15 năm tu hành, ni sư được ban Pháp danh Thích Đàm Niệm, về trụ tại chùa Chàng (chùa An Tân) thuộc xã Kiên Trung (nay là xã Gia Tân, huyện Gia Lộc). Đến lúc trung tuổi, Người có tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, trung thực, được tín đồ phật tử và chức sắc trong làng kính trọng quý mến.

Cách mạng 19/8/1945 thành công, chính quyền cách mạng huyện Gia Lộc mời ni sư tham gia Uỷ ban Liên Việt huyện Gia Lộc, từ đây chùa Chàng (chùa An Tân) trở thành trung tâm hội tụ để các cụ bàn việc Kháng chiến – Kiến quốc. Là cơ sở cách mạng đáng tin cậy của nhân dân và chính quyền địa phương. Chùa An Tân có diện tích khá rộng, có nhiều cây cao, bóng mát, được sư thầy tài trợ động viên nên lực lượng dân quân, du kích của xã Kiên Trung thường về đây luyện tập để chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

Sau ngày 19/12/1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chùa An Tân lại trở thành trung tâm tập kết của nhiều cơ quan và đồng bào gần thành phố đến sơ tán lánh nạn. Trung đội 2 thuộc Đại đội 29 thuộc Tỉnh đội Hải Dương do ông Nguyễn Minh Sắc chỉ huy, sau chiến đấu lại về chùa nghỉ, được ni sư giúp đỡ.

Ngày 20/10/1947 (8-9 Âm lịch), giặc Pháp vây càn khắp vùng Gia Lộc, đánh phá ác liệt vào xã Kiên Trung. Ni sư không đi tản cư mà kiên quyết ở lại chùa, cùng nhân dân kháng chiến bảo vệ quê hương. Giặc vây bắt, sát hại, bắn chết hơn 30 người dân thường. Chúng cũng đốt phá cùa An Tân, bắt giữ tra khảo Ni sư Thích Đàm Niệm nhưng không khai thác được gì nên đã đã chém đầu người.

Hiện nay, Hài cốt của Ni sư đã được nhập tháp tại chùa Sượt, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương – nơi quê hương bản quán.

Như vậy, sau 36 năm khổ luyện, tu thân tích đức – đắc đạo thành danh, Ni sư đã hoàn thành nhiệm vụ đối với Mặt trận Liên Việt huyện Gia Lộc, làm tròn nghĩa vụ công dân, hi sinh hết mình vì Đạo Pháp và Dân Tộc.

Hành trạng của cố Ni sư Thích Đàm Niệm

Xác nhận của Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Minh Luân về hành trạng của cố Ni sư Thích Đàm Niệm.

Ni sư Thích Đàm Niệm – 1 tấm gương hi sinh anh dũng vì đạo pháp và dân tộc

Ni sư Thích Đàm Niệm – 1 tấm gương hi sinh anh dũng vì đạo pháp và dân tộc

Ni sư Thích Đàm Niệm – 1 tấm gương hi sinh anh dũng vì đạo pháp và dân tộc

Tôn tượng cố Ni sư Thích Đàm Niệm

Ni sư Thích Đàm Niệm – 1 tấm gương hi sinh anh dũng vì đạo pháp và dân tộc

Ni sư Thích Đàm Niệm – 1 tấm gương hi sinh anh dũng vì đạo pháp và dân tộc

Updated: 28/07/2022 — 10:02 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *