Văn hóa tâm linh

“Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” nghĩa là gì?

1488

Cũng như nhiều nơi trên đất nước ta, đạo Mẫu có nguồn gốc lâu đời và đặc biệt phát triển trong giai đoạn thế kỉ XVI – XVII cũng như từ thế kỷ XX đến nay, nó xuất phát từ một tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp nhanh chóng thương nghiệp hóa, gắn với giới thương nhân và cư dân đô thị.

Tại Hà Nội, chưa kể thờ Mẫu ở đền thì ở hầu hết các chùa đều có điện thờ Mẫu theo mô thức “Tiền phật hậu mẫu”, thì chỉ tính riêng các đền, điện thờ Mẫu đã có tới 86 nơi. Nếu gộp cả các điện thờ Mẫu trong chùa thì con số lên tới hàng trăm, chứng tỏ mức độ phổ biến của tín ngưỡng này. Trong số các nơi thờ Mẫu thì điện thờ Mẫu ở các nhà riêng của các bà đồng, ông đồng chiếm số lượng lớn và càng ngày càng phát triển. Tại Hà Nội có những đền thờ Mẫu nổi tiếng, như Phủ Tây Hồ, một trong ba nơi thờ Mẫu ở nước ta gọi là Phủ, đó là Phủ Dày, Phủ Sòng Sơn, thờ Mẫu Liễu Hạnh, kỷ niệm nơi Mẫu Liễu gặp và đàm đạo thơ văn với nhà thơ Phùng Khắc Khoan và các nhà thơ họ Ngô, họ Lý. Đền Ghềnh ở Bồ Đề, Gia Lâm, thờ Mẫu Thoải; đền Dâu ở 64 Hàng Quạt thờ vọng Mẫu Liễu hạnh…

"Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" nghĩa là gì?

Đạo Mẫu là một tín ngưỡng bản địa duy nhất đã hình thành hệ thống điện thần, bao gồm vị thần chủ cao nhất là Thánh Mẫu và các vị thần khác, gồm cả nữ thần và nam thần, được xếp thành các phủ: thiên phủ, địa phủ, nhạc phủ, nhạc phủ, thủy phủ và các hàng: quan, chầu, ông Hoàng, Cô, Cậu…Nghi lễ điển hình của Đạo Mẫu là lên đồng và lễ hội là “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.

Tháng ba giỗ mẹ

Tháng ba là tháng hội của các đền phủ, điện thờ nữ thần nói chung và đạo Mẫu nói riêng. Vào dịp này, tại tất cả các đền, phủ, điện đều giỗ kỵ Thánh Mẫu, trong đó giỗ Mẫu ở Phủ Tây Hồ và nghi lễ lớn nhất và điển hình nhất của Hà Nội. Xưa kia, vào dịp giỗ Mẫu, cũng giống như ở Phủ Dầy đều có đám rước Mẫu từ phủ, đền lên chùa để thỉnh mời Phật Bà Quan Âm, vị Phật Mẫu đã giải thoát và mở đường quy y cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

"Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" nghĩa là gì?

Ngày nay, ở Phủ Tây Hồ chỉ tổ chức giỗ kỵ vào đúng ngày chứ không tổ chức rước. Dịp này, đúng ngày 3 tháng ba âm lịch, dân Hà Nội và khách thập phương đều đến lễ Mẫu ở Phủ Tây Hồ, khiến cho người đi lễ rất khó len chân và phủ điện. Nhà đền, tổ chức để khách mời lên thuyền đỗ sát phủ hưởng lộc thánh. Còn ở hàng trăm đên, điện khác đều tổ chức giỗ kỵ. Cùng với ngày giỗ kỵ, suốt ba tháng mùa xuân, từ sau tết Thượng nguyên đến hết tháng ba, các đền, phủ, điện đều có nghi lễ Lên đồng. Có ngày, trên địa bàn Hà Nội có tới mấy chục cuộc Lên đồng cùng một lúc ở các đền, phủ, điện.

Tháng tám giỗ cha

Tháng tám là tháng giỗ cha, mà trong quan niệm dân gian đó là vua cha Ngọc Hoàng, vua cha Bát Hải Đại Vương và cả Đức Thánh Trần với tư cách là Ngọc Hoàng của Việt Nam, một cặp đối sánh với Thánh Mẫu của Đạo Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ.

"Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" nghĩa là gì?

Do vậy bắt đầu tháng tám âm lịch, nhất là từ rằm đến 20 tháng tám, các đền phủ thờ Mẫu và Đức Thánh Trần đều kỵ giỗ và lễ hội, hướng về các nơi thờ chính là đền Kiếp Bạc (Hải Dương), đền Đồng Bằng (Thái Bình), đền Bảo Lộc (Nam Định). Đây cũng là dịp diễn ra các nghi lễ Lên đồng của dòng Thanh đồng thờ Đức Thánh Trần và Đồng cô thờ Thánh Mẫu.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm