Tứ Phủ Thánh Mẫu

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Phủ Tây Hồ là nơi mà nhiều người dân Hà Nội thường lui tới thăm viếng. Và những ai theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ đều muốn ghé thăm.

1889

Phủ Tây Hồ ở đâu Hà Nội?

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây. Địa chỉ phủ Tây Hồ tại số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Phủ Tây Hồ được xây dựng khi nào?

Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng có thể có muộn hơn. Vì trong các sách nói về di tích của Thăng Long – Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ 20 như Thăng Long cổ tích khảo, Long Biên bách nhị vịnh, Tây Hồ chí, Hà Thành linh tích cổ lục,…đều không ghi chép về di tích này.

Phủ Tây Hồ thờ ai?

Phủ Tây Hồ thờ bà Chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh), là vị thánh của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Tục truyền rằng: bà là Quỳnh Hoa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.

Người tiên nữ ấy đã ngang dọc một trời giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan. Đến triều Nguyễn bà được nhà vua phong “mẫu nghi thiên hạ”, là một trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam.

Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế.

Từ thẳm sâu trong cung, tượng Mẫu ở trên cao nét mặt rạng rỡ, đôi mắt anh linh như vui với điều lành, như quở trách điều ác.

Kiến trúc phủ Tây Hồ

Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ, bao gồm cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); Phủ chính có quy mô lớn nhất.

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Mặt trước có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”, được trang trí tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ.

Qua tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái. Nhà tiền tế, hậu cung xây sát sau phương đình;

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Kế đến là Điện Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian; khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu…

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Di tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi, câu đối…Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ” (làm mẹ của cả thiên hạ).

Đáng chú ý nhất trong các điện thờ Mẫu thường có ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Mẫu Thượng Ngàn là vị mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho rừng, nơi con người xưa sinh sống bằng các loại củ; Mẫu Thoải (thủy) là vị mặc áo trắng, tượng trưng cho nước; Mẫu Địa là vị mặc áo vàng, tượng trưng cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến hóa của cư dân Việt, từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng lúa nước. Cũng theo quan niệm Tam phủ thì, cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc.

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Ngày lễ phủ Tây Hồ

Hàng năm, Phủ Tây Hồ mở hội vào 2 ngày lễ chính là mùng 3 tháng 3 âm lịch và 13 tháng 8 âm lịch.

Ngày thường: Phủ Tây Hồ mở cửa từ 8 giờ sáng đến 20 giờ tối.

Di tích lịch sử văn hoá phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích Lịch sử văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996. Ngoài ra, tại sân phủ có một cây si cổ thụ cũng đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”.

Phủ Tây Hồ thờ ai? Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Văn khấn phủ Tây Hồ

Dưới đây là bài văn khấn dành cho những ai tới phủ Tây Hồ cúng bái:

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Hương tử chúng con kính lạy:

– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”

– Mẫu Đệ nhất thiên tiên !

– Mẫu Đệ nhị thượng ngàn !

– Mẫu Đệ tam thủy cung !

Hương tử con là: …………………………………………………………………………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………

Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật: ……………………………………………………………………………………………………………

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoang, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3200

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 3055

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm