Tứ Phủ Thánh Mẫu

Đền Tranh và đền Thính thờ Thánh Tản Viên ở Vĩnh Phúc

Đền Tranh và đền Thính tọa tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là hai ngôi đền nổi tiếng nằm trong hệ thống đền thờ Thánh Tản Viên.

1751

Cụ thể: Đền Tranh nằm tại địa chỉ xã Hội Hợp, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và đền Thính nằm tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Hai ngôi đền này chỉ cách nhau khoảng 7km tạo điều kiện thuận lợi cho khách hành hương có thể dâng lễ tới cả hai đền.

Đền thờ Thánh Tản Viên được nhân dân vô cùng tín thờ và thường xuyên đến dâng lễ, bái thánh cầu phước lành linh ứng.

Để đi đến hai ngôi đền này, từ Hà Nội bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân. Bởi Vĩnh Phúc rất gần Hà Nội nên việc di chuyển không có gì quá khó khăn.

Đức Thánh Tản Viên là ai?

Đền Tranh và đền Thính được biết đến là nơi thờ chính của thần núi Tản Viên Sơn Thánh hay còn được biết đến là Vua Cha Nhạc Phủ – một trong 4 vị vua cha đứng đầu Tứ Phủ Vạn Linh, đồng thời là Tứ Bất Tử của Việt Nam. Cùng với cái tên Tản Viên Sơn Thánh, ngài được cho là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì hay chính là dãy núi Tản Viên hay núi Tản. Ngài được dân chúng ca ngợi, biết ơn và truyền tụng với nhiều câu chuyện dạy dân làm ra lửa, dạy dân làm ruộng, săn bắn, kéo vó, luyện võ, dệt lụa, múa hát nâng cao đời sống tinh thần và vật chất.

Trong văn hóa người Việt hiện đại, ngài nổi tiếng nhất trong tâm thức mọi người với câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh thể hiện ước mơ chế ngự miền sông nước của người Việt.

Đền Tranh và đền Thính thờ Thánh Tản Viên ở Vĩnh Phúc

Đi lễ đền Tranh và đền Thính – đền thờ Đức Thánh Tản Viên

Hàng năm cứ đến ngày đầu xuân năm mới hoặc ngày tiệc lễ Đức Thánh Tản, nhân dân khắp nơi lại nô nức sắm lễ, quần áo chỉnh tề lên cửa thánh và cúng lễ. Tục cúng lễ được nhân dân duy trì như một thói quen hàng ngàn năm nay. Tới đền chấp bái cúng lễ vừa để tịnh tâm, cho tâm an nhiên, vừa để cầu chúc an bình, tốt lành cho gia đình,

Một mâm lễ Đức Thánh Tản gồm các thức lễ như một đĩa hoa, một đĩa quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, nén hương, giấy tiền và một cánh sớ.

Đền Tranh thờ Thánh Tản Viên

Đền Tranh là một trong những ngôi đền nổi tiếng tại Vĩnh Phúc. Ngôi đền được cho là xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4. Từ đó ngôi đền đã tồn tại và đồng hành cùng sự phát triển đời sống nhân dân qua nhiều thập kỷ trở thành khối kiến trúc công trình vô cùng quen thuộc và gắn liền với đời sống nhân dân địa phương.

Trong suốt chiều dài lịch sử, đền cũng dần xuống cấp và được nhân dân hưng công rồi trùng tu tôn tạo lại nhiều lần. Có thể thống kê một số lần được tôn tạo như vào năm 1038 (triều Lý), năm 1469 và 1479 (triều Hậu Lê), năm 1538 (nhà Mạc) … Trong khoảng thời gian này, đền cũng nhận được nhiều sắc phong quý giá từ các triều vua.

Đặc biệt, vào thời kỳ chống Mỹ, đền là nơi trú ẩn của một số cơ quan Trung Ương, là nơi che chở cho cán bộ chiến sĩ chống giặc. Hiện nay vẫn còn dấu tích hầm bí mật được xây dựng tại đền.

Năm 1993, đền Tranh chính thức đón bằng Nhà Nước công nhận di tích quốc gia.

Kiến trúc đền Tranh

Đền Tranh mang vẻ đẹp trang nghiêm cổ kính. Đền nằm trên một khu đất cao biệt lập với xung quanh. Điều này góp phần tạo nên không khí thanh tịnh cho cảnh đền thiêng. Phía sau đền có thể nhìn thấy dãy núi Tam Đảo phủ mây trắng mờ ảo nên thơ.

Đền được xây dựng theo kiểu chữ “Đinh” gồm tòa tiền tế và hậu cung phía sau. Hai cung nhỏ nằm sát một ngôi chùa khác. Đền Tranh có kết hợp thờ phật và thờ thánh.

Tòa tiền tế được xây rộng rãi với chiều dài gần 14m và chiều rộng gần 7m với nền lát gạch đỏ men sứ. Gian tiền tế tuy không lớn nhưng được xây dựng khang trang chắc chắn với 3 gian lợp mái ngói mũi hài cùng hệ thống vì kèo bằng gỗ sơn đỏ ăn mộng với nhau bằng đinh én rất chắc khỏe. Nơi đây đặt ban thờ và các đồ thờ. Hai gian bên để ban thờ quan văn và quan võ.

Nối liền với tòa tiền tế là tòa hậu cung. Tòa Hậu cung được ngăn cách với gian tiền tế bằng hệ thống hai cửa ngách và một cửa võng kiểu bốn cánh sơn màu nâu. Bên trong tòa Hậu cung đều được đầu tư trang trí nổi bật với hai bức cốn nách, bức cốn mê, bức đại tự, xà rồng đều được chạm trổ trang trí tỉ mỉ với hoa văn rồng phụng thiếp vàng lóng lánh rực rỡ. Những nét kiến trúc trạm trổ này mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc gỗ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cung cấp tư liệu lịch sử nghệ thuật quý giá cho các nhà khoa học.

Lễ hội đền Tranh

Hàng năm cứ đến hẹn ngày rằm tháng Giêng, ngày mùng 6 tháng 2 và 6 tháng 8 âm lịch, đền Tranh lại tổ chức lễ hội lớn với hàng loạt hoạt động mang đậm nét đặc sắc tín ngưỡng tâm linh như diễn xướng khai sắc nhắc lại công lao Đức Thánh Tản Viên, hay nghi lễ gieo hạt, làm đất, chăm bón mang ý nghĩa cầu vụ mới bội thu, mưa gió thuận hòa, quốc thái dân an. Bên lề những hoạt động tế lễ, bái thánh, nhân dân địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động mang tính giải trí đem lại không khí vui tươi sôi nổi với các trò chơi như bắt vịt, lăn vòng, leo cây, bịt mắt bắt lợn, …

Đền Thính thờ Thánh Tản Viên ở Vĩnh Phúc

Đền Thính vốn không phải tên gọi ban đầu của đền mà bởi người ta đọc chệch đi từ chữ “thánh” để tránh phạm húy nhà ngài nên mới thành đền Thính. Ngoài ra, đền Thính còn có một tên gọi khác là đền Bắc Cung là ngôi đền trấn phía Bắc cùng với Đông Cung – đền Và Sơn Tây, Nam Cung Tản Lĩnh, Tây Cung Ba Vì.

Đền Thính được xây dựng từ rất lâu, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân địa phương tại Vĩnh Phúc xưa nay. Ngôi đền ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ được xây lên nhằm đáp ứng nhu cầu cúng lễ bái thánh Tản Viên Sơn của người dân quanh vùng. Sau này đến thời vua Lý Thần Tông miếu được xây lại thành ngôi đền lớn, khang trang. Đến đời vua Minh Mạng đền lại trải qua nhiều cuộc tu sửa nữa. Đến đời vua Thành Thái thì Tri huyện Yên Lạc cử bần tăng Thanh Ất phụ trách việc tu sửa lại đền. Việc tu sửa kéo dài đến tận đời vua Khải Định thứ 6 mới xong.

Đền Tranh và đền Thính thờ Thánh Tản Viên ở Vĩnh Phúc

Trải qua bao thăng trầm lịch sử với những năm chiến tranh dài kỳ ác nghiệt, ngôi đền vẫn được nhân dân tôn kính gìn giữ bảo tồn nguyên vẹn. Đến năm 1992, ngôi đền đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Kiến trúc đền Thính

Ngôi đền tọa lạc trên một khu đất rộng lớn lên đến 10,000 m2 được bao bọc bởi hàng cây xanh cổ thụ với tán lá xòe rộng như bàn tay khổng lồ ôm lấy mái đền cong cong cổ kính, uy nghiêm.

Bước vào trong khu đền cổ kính rêu phong là khu đền chính được chia thành 3 gian cấu trúc tiền tế, trung tế và hậu cung. Các gian này được nối với nhau bởi hệ thống cửa gỗ được chạm trổ cầu kỳ, sơn son thiếp vàng với các họa tiết “long lý quy phụng” hay tứ quý “tùng cúc trúc mai” vô cùng đặc sắc.

Gian tiền tế và trung tế là nơi dành cho nhân dân đặt lễ và thành tâm bái thánh. Hậu cung thường là khu vực cấm chỉ một số người nhất định mới được vào. Đây là nơi đặt bát hương thờ Đức Thánh Tản linh thiêng.

Lễ hội đền Thính

Lễ hội đền Thính cốt để tưởng nhớ Đức Thánh Tản Viên người có công giúp đỡ nhân dân biết làm ăn, ổn định cuộc sống, đồng thời mang ý nghĩa cầu thái bình, sức khỏe cho muôn dân, cầu cho mưa gió thuận hòa, mùa vụ bội thu, nhân dân êm ấm no đủ.

Lễ hội được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Phần lễ được nhân dân tổ chức trang trọng theo đúng lễ nghi các cụ truyền lại xưa nay với lễ rước kiệu từ các đình Phù Lưu, Man Đế, Tảo Phủ, Lâm Xuyên, Nho Lâm lên đền. Mỗi đình lại có một đội tế rước riêng để rước kiệu về đền.

Song song với các nghi thức tế lễ, nhân dân cũng tổ chức các hoạt động vui chơi mang tính chất vận động giải trí tạo không khí tưng bừng, sôi nổi với các trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, kéo co, đánh đu. Đặc biệt, trong sự kiện này cũng có sự tham gia của đoàn ca quan họ Bắc Ninh với những điệu hát mượt mà, say đắm lòng người.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3195

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 3050

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm