Văn hóa tâm linh

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Đền Cao tên đầy đủ là đền Cao An Phụ nằm ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đây là khu quần thể di tích văn hóa tâm linh đầy hấp dẫn.

1505

Đền có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17 km, cao 246m.

Đền Cao ở đâu Hải Dương?

Đền Cao cách thành phố Hải Dương khoảng 40km về phía Đông Bắc. Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ của Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Di tích đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt nhưng chưa được nhiều người biết tới.

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Phía Đông Bắc nhìn về dãy Yên Tử sừng sững, phía Tây Bắc là Động Kính Chủ được mệnh danh là “Nam Thiên đệ lục động” có dòng sông Kinh Thầy uốn lượn s át chân núi, phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Nơi đây phong thủy hữu tình, là một cảnh đẹp đáng du ngoạn.

An Sinh Vương Trần Liễu là ai?

Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211) là anh ruột của Trần Cảnh – vị vua đầu tiên triều Trần. Năm 1237 triều đình cắt đất An Phụ, An Sinh, An Dưỡng, An Hưng, An Bang cho Trần Liễu làm thái ấp và lấy tên đất phong vương cho ông là: An Sinh Vương Trần Liễu.

Ông cùng phu nhân Thiên Đạo Quốc Mẫu đã góp phần tạo nên thiên tài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người con trung hiếu, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn có công lao to lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông.

An Sinh Vương Trần Liễu mất vào mồng 1 tháng 4 năm 1251. Sau khi ông mất, người dân lập đền thờ trên đỉnh núi An Phụ, từ đó ngày 1 tháng 4 âm lịch hàng năm trở thành ngày hội đền cao An Phụ, nhân dân khắp nơi về làm lễ dâng hương tri ân công đức.

Kiến trúc đền Cao An Phụ

Đền được xây dựng theo kiểu kiến trúc tiền nhất hậu đinh, gồm có tiền tế, trung từ và hậu cung. Hậu cung có thờ tượng Trần Liễu và 2 cháu nội Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô là 2 con gái của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nổi tiếng linh thiêng.

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Tại Quần thể di tích An Phụ còn có chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là Chùa Cao, được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, dưới triều Trần. Trước chùa có 2 cây đại trên 700 năm tuổi như một nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến thiên trên đỉnh núi này.

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã bị tàn phá nặng nề và được trùng tu nhiều lần. Ngày nay, chùa Tường Vân cùng với nhà mẫu, lầu cô và một số hạng mục khác tại An Phụ đã được tôn tạo khang trang.

Giếng Ngọc và giếng Mắt Rồng phía trước chùa luôn đầy nước trong vắt dù nằm trên đỉnh núi.

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Một điểm tham quan không thể bỏ qua tại di tích này là tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, tọa lạc trên một ngọn núi thuộc dãy An Phụ có độ cao 200m so với mực nước biển, thấp hơn Đền Cao An Sinh Vương chừng 50m.

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Tượng Đức Thánh Trần được tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hóa, cao 9,7m. Bức tượng thể hiện một vị tướng văn võ song toàn, chân dung quắc thước nhưng nhân hậu.

Bên cạnh bức tượng Trần Hưng Đạo là bức phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao 2,5m do các nghệ nhân Long Xuyên – Bình Giang – Hải Dương thực hiện. Đây là bức phù điêu bằng đất nung lớn nhất nước ta, tái hiện lịch sử 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần. Trong ảnh là phù điêu tái hiện Hội nghị Bình Than.

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Và bức phù điêu tái hiện Trần Quốc Tuấn tắm cho Trần Quang Khải để xóa bỏ hiềm khích cá nhân vì đại cục.

Đền Cao ở Hải Dương thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Đền Cao An Phụ là di tích cấp Quốc gia

Năm 1992, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh Đền Cao An Phụ đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. Ngày 22/12/2016, khu di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương của huyện Kinh Môn đã được nhà nước xếp hạng quần thể di tích quốc gia đặc biệt, là di tích thứ 2 của Hải Dương được công nhận sau Côn Sơn – Kiếp Bạc.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm