Phật giáo

Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát là ai, có vai trò gì trong Phật giáo?

Quán Thế Âm Bồ tát là vị Phật hiện thân của lòng từ bi. Phật Bà Quan Âm được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn nữ giới.

2310

Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo.

Ý nghĩa hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong Kinh Bát Nhã Ba-La-Mật, Quán Thế Âm Bồ Tát được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát, ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ.

Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.

Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Hình ảnh Quán Thế Âm

Phật tử khắp nơi đã quá quen với hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát là người phụ nữ đoan trang, xinh đẹp. Có nơi Quan Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là Phật Bà Quan Âm. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng Quan Thế Âm Bồ Tát là nam chứ không phải nữ. Vậy thực hư chuyện giới tính của Quan Thế Âm Bồ Tát là thế nào và vì sao lại có những tranh luận dị thường, tưởng như bất tôn kính như vậy?

Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa Pháp tướng, hình tượng, hình tướng của  đức Quan Thế Âm như thế nào không?

Quan Thế Âm Bồ tát là tượng nam hay nữ?

Phật Giáo quan niệm 10 phương chư Phật thì không hề có nữ nhân. Đức Quán Thế Âm là nam hay nữ? Chư vị Bồ Tát không phải là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt có sanh có tử, mà các ngài thị hiện ở đời dưới nhiều hình tướng: nam, nữ, già, trẻ, người, thú vật, núi sông… tùy tâm niệm của chúng sanh chiêu cảm mà ứng thân thị hiện. Như vậy, chắc chắn Đức Quán Thế Âm phải là nam.

Tại Trung Quốc, đến thế kỷ thứ mười, Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quan Âm để râu. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ mười thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa Phật giáo và Lão giáo trong thời này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật Tông trong thời kỳ này: đó là hai yếu tố Từ bi và Trí huệ được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ tát trong Mật tông đều có một “quyến thuộc” nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa La và Bạch Y Quan Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó, Phật tử Trung Quốc khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là vị Bồ tát giúp phụ nữ hiếm muộn. Đức Quán Thế Âm xuất hiện dưới hình dạng phụ nữ chỉ mới được thịnh hành từ đời Đường bên Trung Hoa.

Người Tây Tạng lại hay tạc tượng đức Quán Thế Âm theo hình người nam, tượng trưng cho sức mạnh kiên cố, oai dũng để trấn áp tà ma quỷ dữ. Người Tây Tạng tu theo Mật Tông, miệng đọc thần chú, tay bắt ấn quyết để nhiếp phục thân tâm đến chỗ đắc định, phát huy trí huệ.

Đến nay, hầu như ở khắp các cơ sở thờ tự Á Đông đều quen thuộc với hình ảnh Bồ Tát dưới hình dạng là phụ nữ.

Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong Phật giáo, giới tính của Phật là điều không quá quan trọng. Các tín đồ Phật giáo thường không quan tâm nhiều đến giới tính và sự sinh sản của các vị Phật, Bồ tát mà họ thờ phụng. Nhưng Phật là Phật không có bà có ông. Chỉ vì dân gian gọi theo cảm tính thôi, danh xưng Phật bà, Phật ông không có trong danh từ chuyên môn nhà Phật. Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát huy được trí huệ thần thông diệu dụng gọi là “Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sinh Thân”, có thể tùy tâm niệm chúng sanh mà chiêu cảm ứng hiện dưới nhiều hình tướng, không nhất thiết phải là người hay vật, nam hay nữ, cho nên được gọi là phi tướng.

Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?-1
Phật Bà Quán Thế Âm ngồi đài sen cầm bình cam lộ

Hơn nữa, theo phẩm Phổ Môn thì khi ra tay cứu vớt chúng sinh, Bồ Tát thường chuyển hóa thành 32 sắc tướng. Khi thì thành thiện nam, khi thì thành tín nữ, lúc thành người hành khất khi thành bà góa phụ…

Đức Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát như chúng ta vẫn thấy dưới hình dạng ngày nay chỉ là một cách thể hiện sắc tướng được nhiều người quen thuộc và thừa nhận.

Ở các nước theo Phật giáo Bắc truyền, đa phần tôn tượng của Bồ tát Quán Thế Âm được thờ phụng dưới dạng nữ thân. Vì trong tâm thức của mọi người, ngài là người Mẹ hiền, thường che chở và gia hộ cho chúng sanh, nhất là trong những lúc nguy khốn.

Kinh Bi Hoa dạy rằng: Về thời quá khứ, ngài Quán Thế Âm là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Lúc bấy giờ có Đức Bảo Tạng Như Lai ra đời giáo hóa chúng sinh. Sau vua và thái tử xuất gia, vua Vô Tránh Niệm thành Phật, làm giáo chủ cõi Cực lạc, lấy hiệu A Di Đà. Thái tử công hạnh trọn đủ, cũng sanh về cõi ấy thành Bồ tát Quán Thế Âm. Ngoài việc thường trợ hoá cho Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh về Tây phương Cực lạc, Ngài còn phát bi nguyện cứu khổ, cứu nạn cho tất cả chúng sanh nếu họ thành tâm niệm danh hiệu của Ngài.

Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Bồ tát Quán Thế Âm có thần lực tự tại, có khả năng ứng hiện vô số thân để cứu độ chúng sanh. Ngài có thể hiện thân Phật, Duyên giác, Thanh văn, Phạm vương, Đế thích, Sa môn, Trưởng giả, Cư sỹ, Phụ nữ, Trời và Thần… để thực thi bi nguyện, làm lợi ích chúng hữu tình.

Do mong ước độ sinh mà Người hiện thân là Bồ tát. Và trong kinh Bi Hoa, đức Phật hay gọi đức Quan Thế Âm Bồ Tát là Thiện – nam – tử tốt ! Vì thế Quan Thế Âm Bồ Tát không tài nào là nữ nhân được.

Dựa vào lịch sử về tôn giáo, dân gian dật sử, Linh ứng truyện ký và những lịch sử của Trung Quốc từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương tới cận đại và tới Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ 3 tới cận kim thì đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã từng hiện hóa vào những thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ chúng sinh.

Nhờ sự tướng của thế đạo để chỉ hướng dân gian quay về chính đạo và loại bỏ cái xấu ra khỏi cơ thể. Giống Quan Âm Diệu Thiện về đời vua Vương Trang. Quán âm cầm giỏ cá thời vua Tôn Huyền nhà Đường, Quán Âm Thị kính thời nhà Minh, Quán Âm linh thiêng thời nhà Nguyễn,…

Như vậy, không nhất thiết Ngài chỉ thị hiện nữ thân mà là vô số thân. Nhưng do niềm tịnh tín của các dân tộc vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì hình ảnh người Mẹ hiền, thương chúng sanh như con đỏ, thường che chở, gia hộ và tưới mát những tâm hồn khổ đau của Ngài, rất được quần chúng nhân dân ngưỡng mộ và tôn thờ.

Vì vậy, tượng Ngài được thờ phụng khắp nơi đa phần là thân nữ. Tuy nhiên, một vài ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, tôn tượng của Ngài được thờ phụng là thân nam.

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là người có thể dùng “Phật nhãn” của mình để lắng nghe và thấu hiểu mọi sự ai oán, đau khổ của chúng sinh để mà ra tay cứu khổ cứu nạn.

Khi có việc gì đau khổ, người ta thường kêu nơi Phật Quán Âm.

Oan ức, thiệt thòi người ta cũng đến trước Phật Quán Âm

Vợ chồng muộn con thường được khuyên nên đến cầu nơi tượng Đức Phật Quán Âm.

Bồ tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát đã thân chứng và thể nhập Pháp thân. Khi đã an trụ trong Pháp thân cố nhiên siêu việt danh sắc, nam nữ, sanh diệt… vì thực tướng vốn là vô tướng. Do đó, không thể đặt vấn đề “nam hay nữ” đối với những vị đã thể nhập Pháp thân.

Theo Kinh A Di Đà nói: Người sanh về cõi cực lạc tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A Hàm nói người nữ có 5 chướng không thể thành Phật…..Thế mà Bồ Tát Quan Thế Âm lại hiện thân người Nư ư?

Về phương diện Ứng hoá thân, thì như đã trình bày, tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện và chủng loại chúng sanh để Bồ tát thị hiện thân tương ứng mà cứu độ.

Thế sự xuất hiện người nữ với mục đích chuyển đổi tâm tà ác và hạn chế các xa hoa trụy lạc, đó là mục đích tùy duyên hóa độ của Quan Thế Âm Bồ Tát, và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Người trở thành diện mạo nữ trong một vài nước châu Á. Tuy nhiên, điều căn bản là con người cần hiểu rằng, đó là hình ảnh thị hiện, không nên chấp là Phật Thân của Người.

Danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát trong dân gian ai cũng đều biết tới, Ngài luôn xuất hiện ở những nơi có con người sống cơ cực và khổ đau để giúp đỡ. Ngài đi khắp thế gian để giáo hóa chúng sanh, đưa con người hướng Phật, luôn yêu thương tất cả nhân loại, không phân biệt là ai, không oán thù hay để tâm với những người đã sỉ nhục hay đối xử bất kính với mình. Vì thế, Quan Thế Âm Bồ Tát được xem là người mẹ của thiên hạ, luôn bao che và giúp đỡ các con nhân gian của mình vượt qua những trở ngại trong cuộc sống để thành người tốt và có ích.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm