Phật giáo

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Hư Không Tạng Bồ Tát còn được biết đến qua nhiều tên gọi khác như là Hư Không Quang, Hư Không Dựng, với tên tiếng Phạn là Akasagarbha.

2235

Ngài là một trong bát đại Bồ Tát chuyên làm nhiệm vụ ban bình an cho mọi chúng sinh.

Theo truyền thuyết kể rằng Ngài có rất nhiều thân phận đặc biệt, mỗi thân phận lại có ý nghĩa riêng. Lúc thì người được xem là chủ tôn của Viện Hư Không. Lúc thì người lại ở trong viện thích ca với chức danh là Bồ Tát thị giả. Ngài cũng được biết đến là một trong 16 vị bản tôn của Kim Cương giới.

Hình tượng và ý nghĩa Bồ Tát Hư Không Tạng

Hình tượng Bồ Tát Hư Không Tạng được người đời phác họa với thân sắc một màu đỏ tươi như màu của máu thịt. Trên đầu Ngài có đội một chiếc mũ ngũ Phật. Tay phải của ngài cầm Tam muội da đạo, vật này tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt. Còn tay trái Ngài đặt bên hông và cầm một cành hoa sen, trên bông sen có một miếng ngọc như ý, tượng trưng cho phúc đức của Người. Người ngồi trên một đài hoa sen vô cùng uy nghi và tráng lệ, thể hiện lên trí tuệ sáng suốt và phúc đức của Ngài. Vì thế, người đời vô cùng tôn kính đối với Bồ Tát Hư Không Tạng.

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Ngài Hư Không Tạng là tượng trưng của trí tuệ, không ngoan và vô biên. Vì thế những người đang trong quá trình học tập hoặc phấn đầu cho sự nghiệp thì thường cầu xin Bồ Tát hư không phù hộ độ trì. Ngài không chỉ giúp quý vị hanh thông tài lộc, mà còn che chở cho quý vị bình an, mạnh khỏe.

Sự tích về Hư Không Tạng Bồ Tát

Tương truyền rằng Hư Không Tạng Bồ Tát luôn đại diện cho lòng từ bi bác ái. Người có tấm lòng thương xót cho hết thảy chúng sinh. Ngài được Thế Tôn hết lòng khen ngợi vì có sự thiền định như biển, tâm tĩnh như núi, lòng nhẫn nại như kim cương, trí tuệ sáng suốt như hằng sa. Đôi mắt của Ngài chỉ đường đi nước bước đúng đắn cho mọi người khỏi phạm phải những sai lầm to lớn trong cuộc đời.

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Cũng tương truyền rằng, nếu một người thành tâm lễ bái và xưng tán danh hiệu của đức Đại Bi Bồ Tát Hư Không thì người sẽ hiện thân và phù hộ độ trì cho hết thảy. Cho nên, từ thời xa xưa, dân gian đã thờ phượng Hư Không Bồ Tát nhằm mong cầu phúc đức, trí tuệ và không gặp nhiều vận hạn trong cuộc đời.

Ý nghĩa của thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát

Câu thần chú theo tiếng Phạn đọc là Om Vaja ratna om trah svaha còn theo tiếng Nhật Bản là On bazara aratano on taraku, còn đối với người dân Việt Nam nếu muốn ngài hiển linh cần đọc Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát.

Gia đình hay chính bản thân quý vị đang kinh qua nhiều kiếp nạn, muốn cầu xin ngài giúp đỡ thì chỉ cần niệm thần chú nhiều lần, ngài sẽ nghe thấy và phù hộ độ trì, biến ước nguyện của quý vị thành hiện thực.

Tuy nhiên, chẳng một ai cứ nhận lại mà không phải cho đi. Nếu quý vị không nuôi dưỡng những thiện nghiệp cho mình, thì làm sao có phúc đức cho bản thân và con cháu? Điều kiện tiên quyết vẫn là tu tập để bản thân xứng đáng được nhận những ân huệ mà các đấng tối cao ban cho.

Có nên thờ tượng ngài Bồ Tát Hư Không Tạng trong nhà?

Thờ tượng Phật trong nhà luôn là cách để thể hiện lòng kính ngưỡng của quý vị đối với các đấng tối cao. Tin vào Bồ Tát Hư Không Tạng thì sẽ được ngài phù hộ độ trì, gia đạo êm ấm, bình an; sức khỏe ổn định, sự nghiệp thăng hoa.

Tượng Hư Không Bồ Tát
Tượng Hư Không Bồ Tát

Bàn thờ Hư Không Tạng Bồ Tát cần được đặt ở một không gian yên tỉnh, riêng biệt và đầy trang nghiêm. Phải thường xuyên hương hỏa mỗi ngày, trái cây tươi hoa tươi đầy đủ. Quét dọn sạch sẽ, lau chùi cẩn thận. Càng chu đáo bao nhiêu càng thể hiện lên lòng tôn kính của quý vị đối với ngài.

Tin rằng có thờ có thiêng có kiêng có lành, Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ là chỗ dựa tinh thần cho nhiều người trong nhân loại. Cuộc sống mà, không chỉ có bình an hạnh phúc, những khổ hạnh bất ngờ hay dai dẳng trong cuộc đời đều cần một ai đó đến cứu giúp chúng ta. Vậy thì, hãy đặt đức tin của mình nơi cõi Phật, quý vị sẽ không còn lo lắng hay sợ hãi bất cứ điều gì nữa.

4 ( 2 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2293

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2202

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2116

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm