Phật giáo

Tam Thế Phật gồm những ai?

Tam Thế Phật là ai? Tam Thế Phật gồm những vị nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này, xin mời độc giả lắng nghe.

3177

Tam Thế Phật gồm những ai?

Trước tiên, chữ Thế trong tam thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật nghĩa là Phật ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, Phật A Di Đà đại diện cho thời quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni đại diện cho thời hiện tại, còn Phật Di Lặc đại diện cho thời tương lai. Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật nghĩa là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.

Thứ hai, chữ Thế ở đây còn có thể hiểu là Thế giới. Thế giới trong Đạo Phật gồm có: phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni… Chiếu theo trường nghĩa này, Tam Thế Phật chính là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới,… vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.

Tam Thế Phật gồm những ai?
Tượng Tam Thế Phật tại chùa

Thứ ba, trong giáo lý Đại thừa Phật giáo thì phật Thích Ca Mâu Ni Phật thường dùng ba loại chân thân khác nhau để truyền pháp. Đó chính là Tam Thân: Pháp thân, báo thân và ứng thân. Ba pho tượng Phật có nhiều hình thức chính là biểu hiện của Tam Thân Phật, như Thiên Thai tông lấy Tỳ Lô Giá Na Phật, Lô Xá Na Phật và đức Thích Ca Mâu Ni Phật làm Pháp thân Phật, Báo thân Phật và ứng thân Phật.

Ý nghĩa của tượng Tam Thế Phật

Con người, ít nhất nên nuôi dưỡng trong tim mình một đức tin. Dù là tôn giáo nào cũng đều cho bạn thêm sức mạnh để vượt qua mọi bão giông trong cuộc đời, có lúc tưởng chừng như là kỳ tích, nhưng không phải – đó chính là sức mạnh của đức tin. Khi quý vị Phật Tử chọn thờ Tam Thế Phật, chúng tôi tin rằng điều này mang lại rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, càng chiêm nghiệm lại càng thấy giá trị.

Phật là đấng tối cao với lòng từ bi, độ lượng với mọi chúng sinh. Nên khi quý vị tin vào Phật cũng chính là tin rằng mình sẽ được che chở, phù hộ, bình an trong cuộc sống. Chỉ cần quý vị sống tốt, tin rằng những quả ngọt sẽ lại đến. Tin Phật còn là tin vào nhân quả, gieo nhân nào ắt sẽ gặp quả đó. Vòng tay Phật sẽ độ lượng với mọi chúng sinh biết quay đầu bỏ xấu theo tốt.

Không chỉ có vậy, sự hiện thân của Tam Thế Phật về ba thời hiện tại, quá khứ, tương lai còn nhắc nhở con người phải biết trân trọng cuộc sống nơi hiện tại. Sống sao để thấy mỗi khi hiện tại trôi qua thành thời quá khứ đều là những ngày đáng quý, không thẹn với thân tâm, lạc quan, vui vẻ, hướng về tương lai tốt đẹp.

Bộ Tượng Tam Thế Phật là hình ảnh về ba vị Phật của ba thế giới theo không gian và thời gian khác nhau. Tượng Tam Thế Phật thường được các nghệ nhân xưa tạc lại với hình ảnh 3 vị Phật có hình dong gần giống nhau (khác nhau ở trang phục) đang ngồi kiết già, tịnh tâm, an nhiên tự tại trên đài sen lớn.

Bộ tượng Tam Thế Phật thường được chế tác từ gồm sứ, đúc đồng hoặc điêu khắc trên gỗ.

So sánh Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật

Nhiều người thường lầm lẫn giữa Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật. Thực ra thì đây là hai danh pháp để chỉ các vị Phật khác nhau.

Tam Thế Phật là ba vị Phật chủ trì ở ba thế giới khác nhau (A Di Đà, Thích Ca và Phật Di Lặc hoặc Phật Dược Sư, A Di Đà và Thích Ca).

Tam Thánh Phật lại là ba vị của thế giới Tây Phương cực lạc. Ba vị đó gồm một vị Phật và hai vị Bồ Tát. Vị Phật là Phật A Di Đà và hai bồ tát đệ tử của Ngài là Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.

Tam Thế Phật gồm những ai?-1
Thờ Tam Thánh Phật tại gia

Tam Thánh Phật là cách gọi thuận miệng của người Việt. Thực tế thì bộ Tam Thánh chỉ có một vị Phật là Phật A Di Đà, Quán Thế ÂmĐại Thế Chí là Bồ Tát chứ chưa được thành Phật.

Bộ Tam Thế Phật thường được thờ nhiều ở Chùa. Bộ Tam Thánh Phật lại thường được các tín đồ Phật giáo rước về nhà thờ phượng.

Bộ Tam Thế Phật mang ý nghĩa phổ quát. Bộ tượng tôn vinh công đức của chư Phật ở nhiều không gian, thời gian khác nhau. Trong khi đó bộ Tam Thánh Phật lại được đa số chúng sinh thờ phượng để cầu mong sẽ được phổ độ ở cõi Tây Phương cực lạc sau cõi trần thế sa bà này.

Cách thờ tượng Tam Thế Phật, Tam Thánh Phật tại gia

Thờ phượng là một vấn đề không phải đơn giản, đặc biệt là lập bàn thờ để thờ Tam Thế Phật, Tam Thánh Phật tại gia.

Tam Thế Phật gồm những ai?-2
Thờ Tam Thế Phật tại gia

Thờ đúng Pháp sẽ mang lại nhiều tốt lành, may mắn. Cho nên, nếu như bạn đang có ý định thờ Tam Thế Phật, Tam Thánh Phật tại gia thì cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây:

  • Bàn thờ Phật cần đặt hướng ra phía cửa chính của căn nhà. Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ tượng Phật theo hướng đối diện với nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ hoặc những nơi xú uế, chân góc cầu thang, hướng nhà tắm.
  • Không nên thờ chung tượng Tam Thế Phật, Tam Thánh Phật với các Thần Thánh. Thần thánh là những vị còn nằm trong lục đạo luân hồi, vẫn chưa đạt đến cảnh giới giác ngộ như Phật. Người hiểu Phật Pháp sẽ không thờ chung như vậy, bởi vì điều này được coi là điều phạm cấm kỵ khi thờ Phật tại gia.
  • Bàn thờ Tam Thế Phật, Tam Thánh Phật cần được lập ở một vị trí cao, ít nhất là cao hơn đầu gia chủ trở lên. Những nhà ở phố thường đặt bàn thờ Phật ở một không gian riêng biệt trên tầng cao nhất của căn nhà, trang trọng và uy nghiêm.
  • Bàn thờ cần phải được đóng chắc chắn, vững chãi.
  • Đồ cúng các vị Tam Thế Phật, Tam Thánh Phật chỉ dùng hoa quả, đặt trên chiếc đĩa đựng chỉ dành riêng để cúng Phật. Tuyệt đối không bày đồ mặn và vàng mã trên bàn thờ Phật.
  • Nếu bạn muốn thờ thêm gia tiên thì cần đặt bàn thờ ở tường nhà bên trái hoặc bên phải của bàn thờ Tam Thế Phật, Tam Thánh Phật. Bởi vì Phật là đấng tối cao, là thầy của chúng sinh khắp mười phương ba cõi, kể cả những người đã khuất. Do đó, vị trí chính giữa, trung tâm chỉ dành để thờ Phật.
  • Nếu chọn ngày thượng an vị Phật thì chọn vào ngày rằm, mùng một hoặc ngày vía các chư Phật, Bồ Tát. Trước khi thỉnh Phật về tại gia, quý vị đồng tu nên chuẩn bị xong tất cả mọi thứ một cách hoàn hảo trước.

Cuối cùng, nếu muốn trở thành những người con chân chính của Phật trên bước đường tìm về với giác ngộ – giải thoát, hãy học hỏi nhiều hơn về giáo lý Phật, ý nghĩa đằng sau việc thờ mỗi vị Phật. Và đừng quên, nếu quý vị muốn thỉnh Tam Thế Phật để thờ, hãy liên hệ với Văn Hóa Tâm Linh để được tự do chọn lựa những mẫu tượng chất lượng nhất.

3.86 ( 7 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2333

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2242

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2154

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm