Vì sao sau khi chết 49 ngày mới được đầu thai?
Khi con người ta đã trút hơi thở cuối cùng để về với đất Mẹ, như vậy liệu đã hết không? Chết có phải là hết? Tại sao người trần lại cho rằng trong 49 ngày linh hồn người đã khuất thường trở về nơi mình sinh ra và chỉ sau khoảng thời gian 49 ngày họ mới siêu thoát? Vô vàn những thắc mắc, câu hỏi được đặt ra.
49 ngày được coi là quãng thời gian quan trọng của người đã khuất, trong khoảng thời gian này, họ rất đau khổ và quyến luyến với trần gian. Nhiều người cho rằng trong khoảng thời gian 49 ngày người mất vẫn còn ở trong ngôi nhà với một linh hồn có thể biết được những suy nghĩ, tiếng nói và việc làm của những người trong gia đình. Và sau đó đa số người mất sẽ được đầu thai thành những kiếp khác nhau. Chính vì vậy, trong 49 ngày này rất quan trọng đối với những người trong gia đình.
Theo quan niệm của Phật giáo chết chưa phải là hết, linh hồn sẽ tiếp tục đầu thai, sống một cuộc đời mới.
Trong khoảng thời gian này bạn nên ăn chay, niệm phật để cầu cho linh hồn của người mất được siệu thoát. Thời gian này các bạn cũng nên làm nhiều điều thiện và tuyệt đối không được sát sinh, vì sát sinh sẽ làm cho người chết thêm mang tội và phải giải trình vì các vong hồn của con vật mà ta sát sinh sẽ kiện tụng ở dưới đó làm cho họ bị chậm quá trình siêu thoát.
Quan niệm của Phật giáo về đầu thai của con người
Phật giáo nhìn nhận như thế nào về việc con người sau khi chết 49 ngày mới đi đầu thai?
Đạo Phật cho rằng chết không phải là hết. Linh hồn chỉ ở tạm thân xác hiện tại. Là sự chuyển tiếp từ thân xác này sang thân xác khác. Nếu người chết rơi vào giai đoạn trung ấm, họ chưa thể rời khỏi cuộc sống hiện tại, mà cứ quẩn quanh và lưu luyến. Linh hồn có thể cảm thấy tức giận, uất ức hoặc rơi vào trạng thái sợ hãi.
Ví dụ như hạng người cực ác mang nghiệp địa ngục thì khi chết liền sanh về địa ngục, còn người cực thiện lúc sống tạo nhiều phước lành thì khi chết liền được sanh về cõi trời để hưởng phước và nếu may mắn được Phật A Di Đà tiếp dẫn thì khi mất liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
Với những hạng người thông thường lúc sống có làm những điều thiện ác lẫn lộn thì khi chết phải trải qua 49 ngày để phân định nghiệp sau đó sẽ đi đầu thai.Để người mất có thể được đầu thai, quan niệm của đạo Phật có nhiều điều ý nghĩa. Đó là gia đình, người thân nên ăn chay, niệm Phật, tụng kinh,…Từ đó, hồi hướng người mất sanh về cõi lành. Cộng với đó, gia chủ cũng nên hành thiện, tích đức, không làm điều xấu, sát sinh. Nếu mang thêm tội sẽ làm cho người chết khó có thể đầu thai theo cảnh giới tốt đẹp.
Sau khi người đã mất, gia đình và thân nhân nên tiếp tục tụng kinh niệm Phật. Đó là điều tốt nhất cho vong linh. Đây là sự thể hiện tấm lòng từ bi, bao dung của người Phật tử. Sau khi tụng kinh, người thân cũng nên cầu nguyện cho linh hồn được giải thoát.
Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày
Tục cúng 49 ngày cho người đã khuất được người còn sống thực hiện một cách thành tâm và nghiêm túc. Phong tục này dựa trên thuyết nhân sinh của Phật giáo: Khi con người trút hơi thở cuối cùng thì hồn lìa khỏi xác. Sau khi lìa xác âm hồn sẽ trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày thành 49 ngày phán xét dưới điện âm ty. Sau đó vong hồn được siêu thoát về nương nhờ cửa Phật.
Lễ cúng chung thất – 49 ngày là một buổi lễ rất quan trọng để những người còn sống thương xót, tưởng nhớ đến người đã khuất. Trong buổi lễ này người còn sống làm lễ cầu siêu cho người đã khuất để vong linh người chết được siêu thoát về với cảnh giới an lành.hong tục này được người Việt Nam dựa theo thuyết Phật giáo Âm hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày.
Sau đó linh hồn phải đi qua 1 điện lớn ở âm ty và sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát. Đây là quãng thời gian đưa linh hồn người chết nên nương nhờ cửa Phật. Không phải con người chết là hết. Sau khi chết đi, thân thể này bị hủy hoại trên cõi trần, nhưng linh hồn người ấy vẫn tồn tại và đi vào các cõi nghiệp nhân tương ứng mà người đó đã gieo tạo khi còn sống.
Đối với những người sau khi chết 49 ngày đã được quyết định về cõi nào thì lễ cúng là dịp để thể hiện tình cảm thương tiếc và tưởng nhớ đến người chết. Đối với những người sau 49 ngày chưa quyết được tái sinh về cõi nào thì việc cúng cầu siêu ngày ngày lễ 49 ngày có ý nghĩa nhắc nhở những người quá cố hướng tâm về cái thiện, thiết tha hướng về những điều tốt đẹp để được tái sinh về cảnh giới tốt hơn.