Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận 2 thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp của xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (Làng Kiếp) và Dược Sơn (Làng Bạc). Đền Kiếp Bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Lịch sử Đền Kiếp Bạc

Tại Kiếp Bạc vào thế kỷ 13, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Sang thế kỷ 14, đền thờ ông được xây dựng tại nơi đây và là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm để dâng hương tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc Việt, người có công lớn với đất nước và được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Trần.

Vị trí đền Kiếp Bạc

Khu vực đền Kiếp Bạc nằm gần Lục Đầu Giang, là nơi tụ hội của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình. Một số người theo thuyết phong thủy cho rằng đây chính là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Theo đường bộ, đền Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 80km (50 dặm) đi theo đường quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5km (3 dặm).

Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương

Kiến trúc đền Kiếp Bạc

Khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú ba phía có dãy núi Rồng bao bọc, một phía là Lục Đầu Giang. Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Phía trước đền có cổng lớn có ba cửa ra vào nguy nga, đồ sộ. Trên cổng mặt ngoài có bốn chữ “Hưng thiên vô cực”, dưới có 5 chữ “Trần Hưng Đạo Vương từ”.

Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương

Qua cổng lớn, bên trái có một giếng gọi là Giếng Ngọc mắt rồng. Theo con đường đá đi đến khu vực để kiệu trong mùa lễ hội, phía trước có một án thờ.

Tòa điện ngoài cùng thờ Phạm Ngũ Lão, tòa điện thứ hai thờ Hưng Đạo Vương, tòa điện trong cùng thờ phu nhân Hưng Đạo Vương là công chúa Thiên Thành và hai con gái được gọi là Nhị vị Vương cô. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.

Gần đền là Viên Lăng là một quả núi nhỏ cây cối mọc um tùm, một số người cho rằng đây là nơi an táng Trần Hưng Đạo.

Lễ hội đền Kiếp Bạc

Lễ hội chính tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, ngoài ra đầu xuân cũng có các hoạt động lễ hội ở đây. Do tính chất địa lý (gần chùa Côn Sơn) và lịch sử, lễ hội Côn Sơn (gắn liền với Nguyễn Trãi) và lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn liền với Trần Hưng Đạo) thường được tổ chức trùng nhau để nhân dân tưởng nhớ tới hai vị anh hùng dân tộc.

Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương

Chính quyền chính thức công nhận hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lên đồng tại đền Kiếp Bạc vào năm 2006. Những người theo tín ngưỡng lên đồng thờ Đức Thánh Trần được gọi là Thanh đồng. Hiện nay lên đồng Trần triều diễn ra thường xuyên tại đền Kiếp Bạc.

Updated: 16/04/2023 — 2:31 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *