Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo Can Chi

Vanhoatamlinh.com chia sẻ cách tính năm, cách tính tháng, cách tính ngày, cách tính giờ theo Can Chi để xem giờ, ngày lành tháng tốt.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cách tính năm theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Hết một vòng 60 năm từ Giáp Tý đến Quý Hợi. Từ năm thứ 61 trở lại Giáp Tý, năm thứ 121,181 … cũng trở lại Giáp Tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi triều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tính thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.

Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo Can Chi

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:

  • 0: Canh (ví dụ Canh Thân 1980)
  • 1: Tân (ví dụ Tân Dậu 1981)
  • 2: Nhâm (ví dụ Nhâm Tuất 1982)
  • 3: Quý (ví dụ Quý Hợi 1983)
  • 4: Giáp (ví dụ Giáp Tý 1984)
  • 5: Ất (ví dụ Ất Sửu 1985)
  • 6: Bính (ví dụ Bính Dần 1986)
  • 7: Đinh (ví dụ Đinh Mão 1987)
  • 8: Mậu (ví dụ Mậu Thìn 1988)
  • 9: Kỷ (ví dụ Kỷ Tỵ 1989)

Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch:

Chi/Can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
04 16 28 40 52
Sửu 05 17 29 41 53
Dần 54 06 18 30 42
Mão 55 07 19 31 43
Thìn 44 56 08 20 32
Tị 45 57 09 21 33
Ngọ 34 46 58 10 22
Mùi 35 47 59 11 23
Thân 24 36 48 00 12
Dậu 25 37 49 01 13
Tuất 14 26 38 50 02
Hợi 15 27 39 51 03

Cách tính năm: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can – Chi

Ví dụ:

  • Năm 843:Ta lấy 843 : 60 = 14 dư 3. Vậy tra bảng sẽ là năm Quý Hợi
  • Năm 1890: Ta lấy 1890 : 60 = 31 dư 30. Vậy tra bảng sẽ là năm Canh Dần
  • Năm 1924: Ta lấy 1924 : 60 = 32 dư 4. Vậy tra bảng sẽ là năm Giáp Tý

Cách tính tháng theo Can Chi

– Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng Dần, tháng hai là Mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là Tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).

– Tháng giêng của năm có hàng can Giáp, Kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ tỵ) là tháng Bính Dần

– Tháng giêng của năm có hàng can Ất, Canh là tháng Mậu Dần

– Tháng giêng của năm có hàng can Bính, Tân là tháng Canh Dần

– Tháng giêng của năm có hàng can Đinh, Nhâm là tháng Nhâm Dần

– Tháng giêng của năm có hàng can Mậu, Quý là tháng Giáp Dần

– Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

Cách tính ngày theo Can Chi

Ngày can chi: Ngày can chi theo chu kỳ 60, độc lập không lệ thuộc vào năm tháng âm lịch hay năm tháng can chi – (Kể cả tháng nhuận).

Ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. Tính ngày can chi chuyển đổi sang âm lịch rất phức tạp vì tháng âm lịch thiếu đủ từng năm khác nhau (âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày theo trình tự không nhất định) nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn.

Cách tính ngày dương lịch ra ngày can chi:

Mỗi năm Dương lịch có 365 ngày, nghĩa là 6 chu kỳ Lục thập hoa giáp cộng thêm 5 ngày lẻ. Năm nhuận có thêm 1 ngày 29/02 tức 366 ngày, thì cộng thêm 6 ngày lẻ. Nếu lấy ngày 1/3 là ngày khởi đầu thì các ngày sau đây trong mọi năm cùng can chi giống 1/3 là (30/4), (29/6), (28/8), (27/10), (26/12), (24/2 năm sau) đó. Nếu biết ngày 1/3 (hay một trong bảy ngày nói trên) là ngày gì, ta dễ dàng tính nhẩm những ngày bất kỳ trong năm (gần với một trong bảy ngày nói trên).

Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo Can Chi

Nếu muốn tính những ngày 1/3 năm sau hay năm sau nữa chỉ cần cộng thêm số dư là 5 đối với năm thường (tức là từ 24/2 – 28/2) hoặc là 6 đối với năm nhuận (có thêm ngày 29/2).

Ví dụ: Ngày 1/3/1995 là ngày Tân Mão, thì ngày 30/4/1995, 29/6/1995, 28/8/1995, 27/10/1995, 25/12/1995 và 24/2/1996 lả ngày Tân Mão

Từ đó tính nhẩm 28/2/1996 là ngày Ất Mùi, 29/2/1996 là ngày Bính Thân. (1996 có hàng chục đơn vị chia hết cho 4 tức là năm nhuận có ngày 29/2).

Ta biết 1/3/1999 là ngày Nhâm Tý vậy 24/2/2000 cũng là Nhâm Tý. Chỉ cần cộng thêm 5 ngày. Ta dễ dàng tính ra 1/3/2000 là ngày Mậu Ngọ, theo tính nhẩm thì Nhâm đến Mậu hay Tý đến Ngọ là 5 ngày.

Ta biết 1/3/1995 là ngày Tân Mão vậy 24/2/1996 cũng là Tân Mão. Chỉ cần cộng thêm 6 ngày (Vì năm 1996 là năm nhuận). Ta dễ dàng tính ra 1/3/1996 là ngày Đinh Dậu, theo tính nhẩm thì Tân đến Đinh hay Mão đến Dậu là 6 ngày.

Ví dụ: Theo cách tính trên ngày 1/3/1997

7 là ngày Nhâm Dần, ngày 26/12/1997 cũng là ngày Nhâm Dần, vậy ngày 1/1/1998 sẽ là ngày Mậu Thân (sau đó 6 ngày)…

Cách tính Giờ theo can chi

Giờ một ngày đêm có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ Tý (chính Tý lúc 0 giờ). Giờ Ngọ (chính Ngọ lúc 12 giờ trưa).

Ban ngày tính từ giờ Dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ Thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ Dậu đến hết giờ Sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ Tý của ngày hôm sau.

Updated: 23/09/2022 — 3:12 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *