Halal là gì?
Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc cho phép. Đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Halal và Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Những món ăn Halal phải đạt tiêu chuẩn và phù hợp với chế độ ăn uống mà đạo Hồi đề ra trong kinh Coran.
Chứng nhận Halal là gì?
Chứng nhận Halal là giấy chứng nhận sản phẩn đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal và đạt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy kiểm định chất lượng sản phẩm tiêu dùng để người theo đạo Hồi có thể sử dụng được. Đây là chứng nhận bắt buộc khi nhập khẩu hàng hóa vào một số nước theo đạo Hồi.
Chứng nhận Halal có thể áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm không phải là Haram hoặc không chứa bất kì thành phần nào là Haram và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal.
Những sản phẩm đặc biệt chắc chắn đạt chứng nhận Halal
- Sữa (bò, cừu, lạc đà, dê)
- Mật ong
- Cá
- Rau tươi hoặc hoa quả khô
- Các loại hạt: động phộng, hạt điều, hạt phỉ,…
- Các loại ngũ cốc: lúa mì, gạo, lúa mạch,…
Sự khác biệt giữa thịt đạt chứng nhận Halal và thịt bình thường
– Người giết mổ thịt phải nói trước từ Allah (nghĩa là chúa trời)
– Động vật phải được giết mổ ở khe cổ họng với dụng cụ được mài sắc để đảm bảo tính nhân đạo.
– Động vật phải còn sống trước khi giết mổ.
– Thịt Halal không dính máu. Sau khi hoàn tất quá trình giết mổ, thịt phải được treo ngược lên để máu chảy hết ra.
– Theo tiêu chuẩn Halal, không phải ai cũng được giết mổ, động vật phải được giết mổ bởi người Hồi Giáo hoặc người Do Thái.
– Động vật không được cho ăn bởi những thức ăn làm từ động vật khác.
– Các động vật như bò, dê, cừu, nai, gà, chim, vịt,… nếu được giết mổ theo đúng nghi thức Hồi Giáo trên thì mới đạt chuẩn Halal.