Hỏa táng dưới góc nhìn của đạo Phật

Trước khi mất, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dặn các đệ tử hỏa táng, sau đó thu xá lợi và chia cho các nước. Dưới góc nhìn của Đạo Phật, hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở của con người.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Hỏa táng (hay hỏa thiêu, thiêu) là một hình thức mai táng người quá cố bằng cách thiêu thi thể lấy tro cốt đựng trong hũ, bình hay còn gọi là tiểu. Tùy theo từng tôn giáo, tro sau khi hỏa táng được chôn cất hoặc đem về thờ tự tại nhà hoặc gửi vào các nơi thờ phụng như chùa, đình, miếu… Cũng có nơi đem trải ra sông, hồ, đồi núi theo nguyện ước của người quá cố.

Hỏa táng là việc rất tự nhiên như hơi thở

Phật giáo cho rằng, mỗi con người đều có 2 phần là thân xác và linh hồn. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi. Nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn.

Bốn uẩn còn lại thuộc về tinh thần. Phần tịnh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, 4 uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.

Khi con người chết đi, thần thức không còn trên thân xác này nữa. Thân xác đã đến thời hoại diệt nên thân này dù chôn xuống đất hay hỏa thiêu cũng không ảnh hưởng đến thần thức, đó là linh hồn hay nghiệp thức.

Linh hồn tùy thuộc vào sự tạo lành ác khi thân xác còn sống mà chuyển nghiệp tái sinh vào luân hồi lục đạo, hay thành Bồ Tát, Phật. Theo quan niệm của Phật giáo, việc hỏa táng không ảnh hưởng đến linh hồn, cũng không hề gây khó khăn cho việc tái sinh, chuyển kiếp.

Vong linh được về với trời hay xuống địa ngục là do bản thân ta quyết định. Khi sống trên thế gian, tất cả đều do bản thân tự tạo ra chứ không có ai từ bên ngoài có quyền tác động vào.

Theo Phật giáo Ấn Độ, việc hỏa táng là theo phong tục sẵn có của Ấn Độ thời cổ chứ không phải là một sự bắt buộc nhằm nhắc nhở rằng: Khi chết rồi thì dừng nên luyến tiếc gì nữa. Vì họ tin rằng, tro cốt cuối cùng sẽ hợp nhất với lực đã khai sáng ra nó.

Hỏa táng dưới góc nhìn của đạo Phật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi mất đã dặn các đệ tử hỏa táng, sau đó thu các xá lợi và chia cho các nước. Các đệ tử đã làm theo di huấn của Ngài. Các vị Thánh tăng trước đây cũng hỏa táng, hỏa táng rất sạch sẽ, văn minh, chúng ta không phải lấp xuống, đào lên.

Khi hỏa táng, vong linh sẽ không chấp trước vào thân xác. Bản thân vong linh cũng rất lợi ích, người sống cũng rất nhàn hạ. Tuy nhiên, việc Đức Phật có khuyến khích việc hỏa táng hay không không hề được ghi lại.

Việc này theo các nhà nghiên cứu, nó không ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh. Việc người quá cố có độ trì cho người sống hay không là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta chứ không phải nhất nhất phải chôn cất mới được người mất phù hộ.

Cần khai thị cho người đã khuất trước khi hỏa táng

Vài năm gần đây, hình thức hỏa táng được sử dụng nhiều, mọi việc dường như rất yên ổn, không vấn đề gì. Nhưng khi có những gia đình giải quyết phần tâm linh không tốt, khiến cho vong linh chấp trước, phần thần thức mến tiếc thân xác đó, họ cảm thấy mình nóng, tức giận con cháu nên có nhiều gia đình gặp những chuyện không vui sau khi hỏa táng.

Chính những điều bạn chưa biết về hỏa táng và nghĩ rằng thân xác nếu mang vào lò thiêu sẽ thấy rất nóng, đau đớn, đây là hiểu lầm cơ bản, điều này xuất phát từ sự chấp trước, do tâm chấp trước sinh ra mà thôi. Nhiều vong linh sau khi chết sẽ thấy nóng và về báo mộng cũng chỉ là vì họ chấp trước vào thân xác, trong khi sự thật không phải như vậy.

Thế nhưng cũng không thể ép hay áp đặt suy nghĩ của chúng ta lên người thân hay người đã mất được. Để xử lý tốt việc này, tránh sự hiểu nhầm rồi gây ra những bất lợi cho cả người sống lẫn người chết thì chúng ta phải khai thị.

Việc khai thị nhằm mục đích giải thích cho họ hiểu rằng, thân này không phải là của mình, không phải là chính mình. Trước hết là của cha mẹ cho mình mượn, chúng ta mượn máu huyết của cha mẹ, sau đó ra đời mượn đất nước đắp vào. Đến lúc chết rồi thì phải trả lại.

Nhà Phật coi thân xác là chiếc áo, mỗi kiếp chúng ta mặc vào rồi hết hạn lại cởi bỏ. Cho nên, trong nhà Thiền từng nói: “Sinh như đắp chăn đông, Tử như cởi áo hạ”.

Nói cho người đó rõ quan niệm về thân, thần thức với thân có thể rời nhau để họ không chấp vào thân làm gì vì không còn quan trọng nữa, để người đó giác ngộ, họ tự nguyện rằng sau chết sẽ chấp nhận hỏa táng.

Ta có thể khai thị cho người đó để họ giác ngộ trước khi chết. Hoặc nếu người đã qua đời, ta khai thị cho vong linh để vong linh không chấp trước nữa. Họ đồng thuận về việc chọn hình thức hỏa thiêu.

Phải đến khi họ hiểu và chấp nhận việc hỏa thiêu thì quá trình này mới diễn ra, tránh để họ hoang mang, hoảng sợ, tưởng rằng người thân ép họ phải làm thế.

Đây là việc quan trọng, bởi vì quan niệm chôn ở đất đã từ lâu quen với tập tục chôn sau khi chết, cho nên chúng ta phải giải quyết khâu tư tưởng này trước đối với người sống và đối với vong linh đều phải khai thị.

Updated: 04/05/2022 — 8:24 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *