I. Thành ngữ là gì?
Thành ngữ là một cụm từ cố định, một câu hoặc một đoạn văn ngắn thường được sử dụng để truyền tải một thông điệp hoặc một lời khuyên thông qua kinh nghiệm và truyền thống của một dân tộc hay một cộng đồng nhất định. Thành ngữ thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như một cách để truyền tải một ý nghĩa nào đó một cách dễ dàng và hiệu quả.
Thành ngữ thường có tính cách thực tế và mang tính thực tiễn, có thể áp dụng vào nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Ví dụ như thành ngữ “vạn sự khởi đầu nan” (mọi việc khởi đầu đều khó khăn) có ý nghĩa cảnh báo về những khó khăn có thể xảy ra khi bắt đầu một công việc mới.
Các thành ngữ thường được sử dụng trong văn nói, văn viết, trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong tác phẩm văn học, thơ ca, văn xuôi, v.v.
Việc sử dụng thành ngữ không chỉ giúp cho người nói hay người viết truyền đạt thông điệp một cách dễ hiểu và nhanh chóng, mà còn giúp phát triển vốn từ vựng và khả năng sử dụng ngôn ngữ của người sử dụng. Ngoài ra, việc tìm hiểu và sử dụng thành ngữ cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và tư tưởng của một cộng đồng hay một dân tộc nào đó.
II. Phân tích ý nghĩa một số câu thành ngữ
1. Ăn cháo đá bát
Nghĩa đen của câu thành ngữ này là Ăn cháo xong rồi lại sẵn sàng đá cái bát đi. “Ăn cháo” chính là việc nhận ân nghĩa, sự giúp đỡ của người ta. “Đá bát”: Hành động biểu tượng cho sự bội bạc trắng trợn của người được giúp đỡ.
“Ăn cháo đá bát” là câu thành ngữ chỉ trích những kẻ sống chỉ biết đến lợi ích của bản thân, vô ơn bội nghĩa với người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
2. Buôn thúng bán mẹt
Câu thành ngữ “Buôn thúng bán mẹt” chỉ người bán hàng nhỏ và lẻ, hàng hóa là các mặt hàng giá rẻ, nên người bán không cần đầu tư nhiều tiền của, mà chỉ phải bỏ ra số vốn ban đầu rất ít, rủi ro thấp mà khả năng thu lãi từ các mặt hàng này lại rất nhanh và cao.
Thúng và mẹt, hai vật nhỏ, nhưng nếu đặt cạnh những hàng hóa lặt vặt, thì thúng và mẹt là những đồ vật chứa đựng rất lớn.
Thế nên câu nói buôn thúng bán mẹt còn ý nói là những người buôn bán các mặt hàng lặt vặt và nhỏ nhoi, nhưng đổ buôn cho những người khác với số lượng lớn đến cực lớn.
Ý nghĩa của câu thành ngữ “Buôn thúng bán mẹt” chỉ những người buôn bán những mặt hàng hóa với giá trị nhỏ, địa điểm mua bán thường là ở các chợ hay các gian hàng nhỏ, và họ thường đổ buôn với số lượng lớn. Những người buôn thúng bán mẹt thường chịu ít rủi ro vì số vốn bỏ ra ít, khả năng thu hồi vốn lại nhanh và cao.
3. Ba chìm bảy nổi
Câu thành ngữ “Ba chìm bảy nổi” dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen. Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.
Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi… tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi.
Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín (sáu) lênh đênh.
4. Một nắng hai sương
Câu thành ngữ “Một nắng hai sương” nói về sự chịu đựng gian khổ làm việc từ sáng sớm đến chiều tối của những người làm nghề nông.
5. Ếch ngồi đáy giếng
Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của con ếch mà câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” trước hết để chỉ “những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp”. Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo “coi trời bằng vung” của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.