Phong tục tập quán của người Chăm

Dân tộc Chăm tại Việt Nam có một số đặc điểm văn hóa riêng biệt như ngôn ngữ, tôn giáo, trang phục, phong tục tập quán và kiến trúc.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Người Chăm sinh sống ở đâu?

Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 178.948 người. Trong đó, nam: 87.838 người; nữ: 91.110 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 83,8%.

Từ nhiều năm về trước, người Chăm đã sinh sống tập trung tại duyên hải miền Trung Việt Nam. Đặc biệt các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận được biết đến là địa bàn cư trú đông đúc nhất của người Chăm. Những người dân Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà La Môn. Còn những người Chăm sinh sống ở các vùng khác như Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh… lại chủ yếu theo Hồi Giáo (Islam).

Ngôn ngữ chính của người Chăm

Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).

Người Chăm thường ăn gì?

Về chuyện ăn uống, người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung. Thức ăn rất phong phú, gồm có cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại, hoàn toàn tự cung tự cấp. Thức uống yêu thích và truyền thống của họ là rượu cần, rượu gạo.

Phong tục tập quán của người Chăm

Đặc biệt trong những ngày lễ hội văn hóa dân tộc Chăm; bạn sẽ thấy có những chiếc bình rượu cần rất lớn; được đặt ở giữa sân lễ, mọi người cùng nhảy múa; hát hò và thưởng thức rượu cần Chăm đặc sắc.

Ngoài ra, tục ăn trầu cũng vẫn rất phổ biến ở người Chăm; cả trong sinh hoạt và những lễ nghi truyền thống.

Nơi ở của người Chăm

Người Chăm thường ở nhà đất dạng nhà trệt. Mỗi gia đình lớn sẽ xây dựng nhà cửa gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.

Phong tục tập quán của người Chăm

Trang phục truyền thống dân tộc Chăm

Nam, nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông.

Phong tục tập quán của người Chăm

Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên.

Người Chăm thường làm nghề gì?

Một trong những phong tục tập quán của dân tộc Chăm là truyền thống làm nông nghiệp, làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Ngoài ra, một số bộ phận người Chăm sinh sống ở Nam Bộ lại chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, còn nghề nông chỉ là thứ yếu. Nghề thủ công nổi tiếng của người Chăm là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên.

Quan hệ xã hội của người Chăm

Người Chăm có truyền thống sinh sống theo mẫu hệ. Phụ nữ sẽ làm chủ trong gia đình. Cưới hỏi do nhà gái chủ động và lo liệu; từ việc sính lễ, nhà ở sau cưới… Phụ nữ cũng là người sẽ chủ động trong quan hệ luyến ái, con sinh ra đều theo họ mẹ. Ở những vùng theo Hồi giáo, tuy gia đình đã chuyển sang quan hệ phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao hơn, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá sâu đậm trong mỗi gia đình.

Phong tục tập quán của người Chăm

Lễ hội dân tộc Chăm

Người Chăm có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm, đặc biệt là những lễ hội nông nghiệp: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng… Và lễ hội lớn nhất là lễ Bon katê thường được tổ chức vào giữa tháng mười âm lịch hàng năm.

Ngoài ra, hàng năm, vào thứ bảy của tháng 11 theo lịch Chăm còn tổ chức tục thả diều. Lễ tục này đồng bào Chăm gọi là Papăn kalang Pô Yang In để phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, cầu hạnh phúc và mùa màng bội thu.

3 làng nghề truyền thống trong văn hoá Chăm

Khi nhắc đến những nét đặc sắc; tiêu biểu của văn hóa Chăm Pa thì không thể bỏ qua được các làng nghề truyền thống. Ba làng nghề truyền thống của người Chăm được công nhận chính thức gồm 2 làng dệt là Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ và làng gốm Bàu Trúc. Làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp là 2 làng nghề nằm trong danh sách bảo tồn và phát triển và cũng là địa điểm du lịch văn hóa của người dân Chăm Pa.

Phong tục tập quán của người Chăm

Làng gốm Bàu Trúc được xem như là một bảo tàng mang đặc tính gốm truyền thống, phong tục của dân tộc Chăm với những tác phẩm gốm tuyệt vời; mẫu mã phóng phú được nhào nặn khéo léo bởi các nghệ nhân gốm tài ba. Một trong những nguyên vật liệu quan trọng góp phần tạo ra những sản phẩm gốm tuyệt vời là đất sét.

Đây là một loại đất sét đặc biệt được lấy bên bờ sông Quao. Sau đó đem về đập nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn; lượng cát được trộn vào tùy thuộc theo kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Điểm đặc biệt tạo nên nét đặc sắc trong sản phẩm gốm của làng Bàu Trúc; là các hoa văn trang trí với những khắc vạch hình sông nước; chấm vỏ sò và hoa văn thực vật mộc mạc, gần gũi và nhẹ nhàng.

Các công trình kiến trúc lịch sử của dân tộc Chăm

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự ấn tượng cho văn hóa dân tộc Chăm đó chính là các công trình kiến trúc; di tích lịch sử đồ sộ và độc đáo. Nhờ bàn tay tài ba, khéo léo và sự sáng tạo; người Chăm đã tạo nên những công trình kiến trúc gây được sự thu hút mạnh mẽ với nhiều du khách trên thế giới.

Khi đặt chân đến với những vùng đất mang những dấu ấn của người Chăm như Bình Thuận; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Quảng Nam; Khánh Hòa; du khách sẽ được cơ hội chiêm ngưỡng ngọn tháp cổ sừng sững áng ngữ các ngọn đồi trọc giữa cảnh đẹp hùng vĩ của thiên nhiên núi non trùng điệp.

Quảng Nam từng là nơi trung tâm kinh tế; chính trị của người Chăm Pa cũ nên du khách khi đến đay có thể bắt gặp nhiều ngọn tháp đa dạng và đồ sộ nhất như Thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra còn có những di tích của người Chăm như Tháp Bạc; Tháp Dương Long của Bình Định; ngọn tháp Po Nagar nổi tiếng của Khánh Hòa; Tháp Nhạn – Phú Yên; Tháp Po Dam – Bình Thuận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *