Chùa Tảo Sách – cổ tự 600 năm tuổi ven bờ Hồ Tây

Chùa Tảo Sách còn được gọi là chùa Tào Sách hay Linh Sơn tự, tọa lạc tại số 386, đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chùa Tảo Sách là ngôi chùa cổ nằm ven bờ Hồ Tây – Hà Nội được xây dựng từ hơn 600 năm trước. Chùa Tảo Sách là một trong số những ngôi cổ tự ở thủ đô giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm của không gian thờ Phật, chùa Tảo Sách còn lưu giữ được những giá trị văn hóa, lịch sử mà không phải ngôi chùa nào cũng có được.

Giới thiệu về chùa Tảo Sách – Hà Nội

Chùa Tảo Sách thuộc phái Tào Động là một trong năm phái Thiền Phật giáo quan trọng trong Ngũ gia thất tông còn tồn tại và được truyền bá đến ngày nay. Phái Tào Động được khởi nguồn từ gần cuối thế kỷ 16, do Thiền sư Thủy Nguyệt – Trưởng môn phái Tào Động truyền thụ đệ tử trụ trì các chùa quanh Hồ Tây. Chùa Tảo Sách ngoài việc thờ Phật còn trở thành một cơ sở sinh hoạt của hội Hoa Nghiêm. Theo đó, họ lấy kinh Hoa Nghiêm làm tôn chỉ để siêu độ cho thân nhân của những người trong hội.

Chùa Tảo Sách – cổ tự 600 năm tuổi ven bờ Hồ Tây

Đến năm 2013, Đạo tràng Tịnh độ Linh Sơn đã làm lễ ra mắt tại chùa Tảo Sách. Đạo Linh Sơn đã du nhập vào nước ta từ lâu, mang đặc điểm hội tụ Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo) và được nhiều vua chúa tôn sùng. Hiện nay các buổi lễ phóng sinh của đạo tràng Linh Sơn chùa Tảo Sách được tổ chức định kỳ vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng.

Chùa Linh Sơn cổ tự đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1993.

Hiện nay, Trụ trì chùa Tảo Sách là Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh (sinh năm 1958).

Lịch sử chùa Tảo Sách – Hà Nội

Trên văn bia đài tưởng niệm trong sân chùa hiện còn lưu câu đối cho biết chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê được tạm dịch như sau:

“Đài kỷ niệm thành năm Quý Tỵ (1943)

Chùa Tảo Sách sáng và của Tiền Lê”

Cùng dòng chữ khắc trên văn bia thời Bảo Đại: “Hà Đông tỉnh, Hoàng Long huyện, thượng tổng Nhật Tân xã, Tào Sách tự – tự Tiền Lê chi sử kiến lập”

Theo tư liệu trong 2 cuốn sách “Tây Hồ chí” và “Thăng Long cổ tích khảo”, chùa Tảo Sách có nguồn gốc liên quan đến con trai thứ 7 của vua Trần Nhân Tông (trị vì 1279—1293), tức Uy Linh Lang hoàng tử.

Thuở nhỏ, hoàng tử Uy Linh Lang sống với mẹ (tức Chiêu Minh phu nhân) ở phường Nhật Chiêu (nay là phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội). Với tâm ý hướng Phật từ rất sớm, hoàng tử xin phụ mẫu xuất gia để nương nhờ cửa Phật nhưng không được chấp thuận. Hoàng tử lập một nhà nhỏ ven hồ Tây lúc bấy giờ để làm nơi rèn văn, luyện võ, ngâm vịnh thi phú cùng các vị huynh đệ. Khi Chiêu Minh phu nhân mất, nhà vua cho lập đền thờ, gọi là “Chiêu thánh điện”.

Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ 3 vào năm 1285, hoàng tử Linh Lang xin vua cha cho xuất chinh ra trận và đã lập được nhiều chiến tích. Hoàng tử được vua cha phong là Dâm Đàm Đại Vương, đồng thời lui về tu thiền ở chùa Vân Hồ. Vào năm 1300 khi Đại Vương mất, nhân dân rước bài vị của Ngài vào Chiêu thánh điện, thờ Ngài là Chính thần hoàng cùng 6 người bạn. Cùng với đó, trên nền nhà nơi Ngài đọc sách ven hồ khi xưa được dựng một thảo am để ghi nhớ dấu tích của hoàng tử Uy Linh Lang.

Đến thời Tiền Lê, tại am thờ Uy Linh Lang được dựng lên một ngôi chùa mang tên là chùa Tảo Sách. Trải qua hơn 600 năm tuổi đời, đến ngày nay chùa Tảo Sách trở thành địa điểm hành hương tâm linh lâu đời và lưu giữ nhiều giá trị lịch sử ở thủ đô.

Kiến trúc chùa Tảo Sách – Hà Nội

Sau trận cháy lớn đầu năm 2011, toàn bộ diện tích 150m2 của toà Tam Bảo chùa Tảo Sách đã bị phá hủy. Tuy nhiều tượng thờ đã kịp thời được di chuyển ra ngoài nhưng vẫn gây thất thoát lớn về tài sản cũng như kiến trúc và cảnh quan chùa. Thượng tọa trụ trì Thích Nguyên Hạnh đã cùng Phật tử thập phương quyên góp công đức để phục dựng lại chùa. Vào cuối năm 2011, chùa Tảo Sách tiếp tục mở cửa đón Phật tử tới thắp hương cúng dường chư Phật. Đến ngày nay, chùa gồm đầy đủ các hạng mục chính như Tam quan, Tam bảo, Nhà Tổ, Gác chuông, Trai phòng, Nhà thờ Mẫu, Điện thờ Phật Bà Quan Âm, Đài kỉ niệm, cổng sau…

Cổng Tam quan chùa gồm 2 tầng 8 mái nhìn ra phía Nam về phía Hồ Tây.

Chùa Tảo Sách – cổ tự 600 năm tuổi ven bờ Hồ Tây

Bước qua cổng là một khoảng sân chùa rộng rãi dẫn thẳng đến trước toà Tam bảo. Ven sân chùa mới được dựng thêm gác chuông nhìn ra Hồ Tây, gồm 3 tầng và 12 mái uy nghi sừng sững. Các tháp mộ được quy tập tại sân chùa, nằm đối diện vườn cây cảnh.

Chùa Tảo Sách – cổ tự 600 năm tuổi ven bờ Hồ Tây

Tòa Tam bảo có hình dáng chữ Đinh, thiết kế theo kiểu chuôi vồ truyền thống.

Chùa Tảo Sách – cổ tự 600 năm tuổi ven bờ Hồ Tây

Có hai đôi câu đối cổ viết ở trụ biểu trước chùa phiên âm rằng:

“Tào Sách thanh phong thiên cổ danh lam quang hữu vĩnh
Tây Hồ minh nguyệt tứ thời cảnh chí ánh vô biên”

Tạm dịch:

Gió mát Tào Sách, danh lam nghìn xưa sáng tươi mãi mãi
Trăng chiếu Hồ Tây, cảnh sắc bốn mùa toả ánh mênh mông

“Tú thủy kỳ sơn Tào Sách trường lưu thiên cổ tích
Xuân đài thọ vực thiền lâm biệt chiếm nhất hồ thiên”

Tạm dịch:

“Sông gấm núi thiêng, Tào Sách mãi lưu trang cổ tích
Đài xuân vực thọ, rừng thiền riêng chiếm một hồ thiên”

Chùa Tảo Sách thờ ai?

Tại đây là nơi thờ tượng Kim Cương, Cửu Long và Phật Thích Ca, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tượng vua cha Ngọc Hoàng, tượng Thích Ca Thế Tôn cùng tượng Quan Âm tọa sơn và Quan Âm tống tử. Trên cao đặt bộ tượng A Di Đà Tam tôn và bộ Tam thế Phật.

Phía sau Hậu cung là đài kỷ niệm nhỏ theo kiểu chồng diêm, 8 mái. Tại đây đặt tấm bia niên hiệu Bảo Đại Tân Tỵ (1927). Bên cạnh là các công trình nhà thờ Mẫu và thờ Tổ có các tượng Tam tòa Thánh MẫuNgũ vị Tôn Ông.

Trong chùa còn giữ được những di vật quý như 42 đôi câu đối, 23 bức đại tự; 2 quả chuông cổ; 29 tấm bia đá có niên hiệu từ 1889 đến 1945 cùng hơn 40 pho tượng. Trong đó có một số pho Tượng Phật có niên đại từ thế kỉ 19 và ba tượng Tam Thế được tạc từ thế kỉ 18.

Updated: 28/09/2022 — 5:47 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *