Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm trên thế giới

Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm là một giáo phái Cơ Đốc giáo, được xếp vào nhánh Cải Chánh Giáo. Tuy nhiên giáo hội thờ phượng vào ngày Thứ Bảy thay vì Chủ Nhật.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Nguồn gốc hình thành

Sự trở lại trái đất hay “phục lâm” của Chúa Giêsu – một đức tin cực kì quan trọng và là niềm hi vọng lớn lao của tất cả các tín đồ Kitô giáo được thức tỉnh một cách rộng rãi, trở thành phong trào ở Mỹ vào những thập niên đầu thế kỉ XIX làm cơ sở cho sự phục hùng tôn giáo. Người sáng lập là W. Miller, tuy không được đào tạo chính quy ở một trường thần học, nhưng với đức tin sâu sắc, W. Miller rất say sưa nghiên cứu Kinh Thánh, trong đó ông đặc biệt chú trọng các lời tiên tri trong Đaniên và Khải huyền của Kinh Thánh. Qua nghiên cứu, W. Miller tuyên bố một cách tin tương rằng Chúa Kitô sẽ tái lâm vào khoảng từ 21 tháng 3 năm 1843 đến 21 tháng 3 năm 1844.

Lời tiên tri của W. Miller trên thực tế không diễn ra, một số” người thất vọng, chán nản quay về Hội thánh cũ của mình hoặc từ bỏ hẳn niềm tin Kitô giáo. Ông W. Miller thành thật xin lỗi mọi người vì trước đây có sự nhầm lẫn trong tính toán. Sau đó, trên cơ sở nghiên cứu tỉ mỉ các dấu hiệu trong Kinh Thánh, W. Miller lại đưa ra lời tiên đoán thứ hai, rằng Chúa Kitô sẽ tái lâm vào ngày 20 tháng 10 năm 1884. Thế rồi ngày đó qua đi một cách bình thường. Tuy nhiên, chúng ta thấy trong lịch sử tôn giáo lời tiên tri thất bại không có nghĩa là tôn giáo thất bại. cả hai lần đưa ra lời tiên đoán vê sự trở lại của Chúa Kitô của W. Miller sụp đổ nhùng phong trào Cơ Đốc Phục lâm vẫn phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1845 những người theo giáo thuyết Miller đã tô chức Đại hội đồng tại Albany, New York đê đưa tói việc ra đời một hệ phái mối của đạo Tin Lành: Cơ Đốc Phục lâm (Adventist).

Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm trên thế giới

Khi phong trào Cơ Đốc Phục lâm phát triển mạnh cũng là lúc xuất hiện những bất đồng về học thuyết. Ngày lễ Sabath vào ngày nào – ngày thứ nhất hay ngày thứ bảy, ngày chủ nhật hay ngày thứ bảy? Trong từng ấy vấn đề, những người Cơ Đốc Phục lâm đã hiểu khác nhau và chia làm ba nhóm:

– Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm

Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm được hình thành sớm hơn cả – ngay từ những năm 1830 – 1840 khi mà ông W. Miller chưa nghĩ đến việc thành lập tố chức riêng. Người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tô chức Giáo hội và xây dựng lí thuyết riêng trên nền tảng Chúa tái lâm của W. Miller là ông George Stors và Charles F. Hudson.

Những tín đồ Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm không hài lòng với quan niệm về sự bất tử của linh hồn (dựa theo thuyết thuần tuý Platon) và đưa ra khái niệm tình trạng vô thức của tất cả người chết cho đến khi phục sinh và sự biến mất của kẻ ác vì nó đỗi lập với người đau khổ đời đời. Có hai lễ được Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm thực hiện là lễ Rửa tội bằng cách dìm mình xuống nước và lễ Tiệc thánh. Lễ Sabath được thực hiện vào ngày thứ nhất trong tuần.

– Đại hội đồng Giáo hội của Chúa

Tổ chức Đại hội đồng Giáo hội của Chúa là sản phẩm tự nhiên của những nhóm Cơ Đốc Phục lâm độc lập ở các địa phương trên đất Mỹ được hình thành vào giữa thế kỉ XIX – chủ yếu trong cộng đồng người Anh di cư. Vì cùng đức tin mãnh liệt vào ngày tái lâm của Chúa Kitô nên họ đã hợp với nhau vào năm 1888 tại Philadelphia.

Kinh Thánh được chấp nhận là chuẩn mực tối thượng của đức tin. Thuyết vê Chúa Kitô tái lâm và thuyết “ngàn năm bình an” được nhấn mạnh một cách cương quyết. Họ cho rằng vương quốc của Chúa phải được hiểu theo đúng nguyên văn (Kinh Thánh), bắt đầu ơ Jerusalem khi Đấng Christ tái lâm và mở rộng ra tất cả các quôc gia, sự phục sinh là phần thương của Thiên Chúa cho những người công chính ở thế gian.

– Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy (Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật).

Năm 1845 xuất hiện một nhóm người tin rằng 2.300 năm nói trong tiên tri Đaniên 8 sẽ chấm dứt vào một ngày nào đó trong tương lai, đã đặt tiền đề về giáo thuyết và tổ chức cho việc lập một Giáo hội mối. Nhưng mãi đến năm 1860 tên gọi Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy mói được chính thức thừa nhận khi lễ Sabath vào ngày thứ bảy được thực hiện phổ biến trở thành điểm riêng biệt của Giáo hội. Những nhà lí luận đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giáo thuyết Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy là các ông Joseph Bates, James White, Hiram Edson, Frederick Wheeler, s.w. Rhodes và đặc biệt là bà Ellen Gould White – vợ của ông James White. Riêng bà Ellen Gould White (1844-1915) không chỉ được tín đồ Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy mà các Giáo hội khác của Tin Lành Cơ Đốc Phục lâm biết đến qua sách vở của bà luận vê giáo thuyết Chúa Kitô tái lâm, như: Nét bút đầu tay (1851), Lời chứng cho Hội thánh (1855), Thiện ác đấu tranh (1858), Nguyện ước muôn đời, Tiên tri và vua chúa, Con đường giải thoát, v.v… tồng cộng 53 quyển với khoảng 50 ngàn trang. Đó là chưa kế khoảng 5.000 bài báo bà Ellen Gould White viết vê các vấn đê tôn giáo, văn hoá xã hội.

Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy là Giáo hội có tổ chức lớn mạnh nhất trong các giáo hội của hệ phái Cơ Đốc Phục lâm, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất, giáo lí, luật lệ, lễ nghi rõ ràng, địa bàn tín đồ có ở nhiều nước, trong đó tín đồ Cơ Đốc Phục lâm Việt Nam thuộc Giáo hội này. Chính vì vậy chúng tôi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và giới thiệu giáo giáo lí, luật lệ, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của Giáo hội này.

2. Giáo lí, luật lê, lể nghi, cơ cấu tổ chức của hệ phái Cơ Đốc Phục Lâm Ngày thứ Bảy

2.1. Giáo lí, luật lệ, lễ nghi

Về phương diện giáo thuyết, những người Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn của đức tin và sự hành đạo. Dựa vào Kinh Thánh, họ đã soạn ra 22 tín điểu căn bản làm tuyên xưng đức tin của Giáo hội. Nếu so với các giáo hội Cơ Đốc Phục lâm khác, Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy tỏ ra bảo thủ hơn trong quan niệm vê sự bất tử của linh hồn. Theo họ, linh hồn sẽ chết như thể xác, rằng tất cả con người được phục sinh ngày sau chót, và sự bất tử dành cho người công chính và sự huỷ diệt bằng lửa dành cho kẻ độc ác. Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy cũng đặc biệt nhấn mạnh về sự tái lâm rõ rệt và đích thực của Chúa Kitô và thời kì “Ngàn năm bình an”. Ngày Chúa Kitô tái lâm sẽ diễn ra vào một thời điểm chưa ai từng biết nhùng sắp xảy ra. Thời kì “Ngàn năm bình an” sẽ là ngày trái đất mới được tạo dựng ngoài sự đổ nát cũ, đó là nơi lưu trú sau chót của những người được cứu chuộc. Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm thực hiện nghi lễ Rửa tội bằng hình thức dìm mình xuông nước và lễ Rửa chân, coi đó là việc chuẩn bị cho sự thông công.

Như trên đã nêu, điểm khác biệt căn bản giữa Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy với các Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm khác là thực hiện lễ Sabath vào ngày thứ Bảy. Họ cho rằng như vậy là thực hiện đúng đắn lời răn thứ tư của Thiên Chúa: “Sáu ngày mày lao động… Nhưng ngày thứ Bảy là ngày lễ Sabath của Thượng Đế chúng mày”. Do đặc điểm lễ ngày thứ Bảy nên Giáo hội này có tên gọi Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy (Seventh day Adventist), ở Việt Nam còn gọi là “Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật”.

Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy rất quan tâm đến nơi thờ tự (thánh đường), coi đó là ngôi nhà, là đền thờ của Chúa Thánh linh (Chúa Thánh thần), bởi thế họ rất trân trọng và giữ gìn nơi thờ tự như cơ thể con người. Những người Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy có một cuộc sống nghiêm khắc, kiêng cữ các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, khiêu vũ, v.v… và cả các đồ ăn thức uống có chứa các loại dược phẩm.

2.2. Cơ cẩu tổ chức

Không giống các hệ phái Tin Lành và các Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm khác, Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy xây dựng và duy trì bộ máy tổ chức khá chặt chẽ và thống nhất trên phạm vi thế giói, vói năm cấp giáo hội:

  1. Tông hội Toàn cầu là cơ quan Trung ương của Giáo hội, dưới sự điều hành của Ban chấp hành, trong đó có ba chức danh chủ chốt: Tổng hội trưởng, Tổng thư kí và Thủ quỹ. Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu bầu ra với nhiệm kì năm năm. Trụ sở của cơ quan Tông hội Toàn cầu Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy đặt tại Washington – Mỹ.
  2. Tồng hội khu vực – mang tính chất liên hiệp. Có tất cả 10 khu vực.
  3. Liên hiệp hội – mang tính chất liên hiệp. Có tất cả 98 liên hiệp hội.
  4. Địa hạt – được coi là một cấp hành chính chính thức của Giáo hội. Có tất cả 437 địa hạt.
  5. Chi hội (Hội thánh, nhà thờ) – đơn vị cơ sở của Giáo hội. Có tất cả 27.117 chi hội.

Đại Hội đồng Toàn cầu Tổng hội diễn ra 4 năm một lần, Đại hội đồng Tồng hội 2 năm một lần, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước mà có cử người tham dự hay không.

Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy là tổ chức có số” lượng tín đồ đông nhất (trên 20 triệu tín đồ) và phạm vi hoạt động rộng nhất so với các tố chức Cơ Đốc Phục lâm khác. Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy chú trọng đến các hoạt động truyền bá Phúc âm, xuất bản kinh sách, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và công việc phúc lợi, từ thiện xã hội vì theo họ đây là Giáo hội được hình thành trong việc thực hiện lời tiên tri trong Kinh Thánh, chuẩn bị cho đến ngày Chúa Kitô tái lâm. Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy đã dịch kinh sách của mình ra 610 phương ngữ và thô ngữ. Rải khắp thế giới, Cơ Đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy có 56 nhà xuất bản, 4.645 chương trình trên đài phát thanh và truyền hình hàng tuần, phát thanh bằng 80 thứ tiếng. Mỗi tuần có một buổi phát thanh quốc tế lấy tên “Tiếng nói của Tiên tri” phát tại 1.043 điểm và hai chương trình truyền hình “Đức tin cho ngày nay” (vói 92 điểm tiếp sóng) và “Đó là Kinh Thánh” (với 100 điểm tiếp sóng). Giáo hội còn có một loạt các trường đại học, cao đẳng, giáo dục phố thông. Ở Mỹ, Giáo hội này hỗ trợ cho 51 trường đào tạo y tá, 716 trường cao đang và trung học, 4.583 trường tiểu học. Riêng ở miền nam nước Mỹ có 2 trường đào tạo giáo sĩ, 2 trường đại học, 8 trường cao đẳng.

Updated: 09/07/2022 — 4:24 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *