Thành Hoàng Triều Khúc lễ vọng vào Chùa

Khi đưa tin ảnh làng Vẽ Đông Ngạc rước 3 Thành hoàng lên chùa lễ một số dư luận thắc mắc Thánh thì sao phải rước lên chùa? và đó có lẽ là do phong tục mới gần đây? Thật ra nó có từ lâu rồi và khá bình thường ở Hà Nội.Đây là cảnh […]

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Khi đưa tin ảnh làng Vẽ Đông Ngạc rước 3 Thành hoàng lên chùa lễ một số dư luận thắc mắc Thánh thì sao phải rước lên chùa? và đó có lẽ là do phong tục mới gần đây? Thật ra nó có từ lâu rồi và khá bình thường ở Hà Nội.

Đây là cảnh loan giá của Bố Cái Đại Vương làng Triều Khúc khi đi vòng qua hồ đến tận cổng Tam Quan chùa Vân Hương cả long đình và kiệu đều cử lên hạ xuống đủ 3 lần như nhà Thánh đích thân lễ Tam Bảo 3 lạy.

Các làng cổ ở Hà nội khác như Chèm, Quảng Bá… cũng có rước lên chùa dù rước văn hay rước nước… nhìn chung là nét cổ truyền xưa chứ không phải gần đây tự biên tự diễn…
Kể cả Thần Thánh cũng có chỗ quy ngưỡng của họ, năm nay Triều Khúc rước lên tận Đường Lâm Ba Vì cách mấy chục cây, lại nhớ mấy chuyện ở Ba vì về chuyện thần thánh và chùa.
1 vài làng trên đó có làng xây đền đắp thần tướng ở cổng sau bị động dân chết nhiều phải nhờ cao tăng lên giải hộ, cũng khu vực này 1 làng khác sau đào đất đồi long thần bị thương, dân ra cả đền Và của chính làng ý cầu Nam Thiên Thánh Tổ cũng không hết, dân chết nhiều! cử cả đoàn xuống Hà Nội cầu cạnh nhà sư, Long Thần tá vào vào cả bà vãi đau kêu Thánh bảo cũng không nghe, sư bảo không nghe…. rồi nhà sư phải ôn tồn dạy dỗ và hứa ấn xuống thêm mấy tầng đất…. sau mới hóa giải được…

Hay như vùng Đền Thính bắc cung của Thánh Tản, dân làng ý không hiểu nhân duyên gì lại cứ mộ nhà chùa cắm đất cho chính cái đền bắc cung ý cơ, dù sư cụ cũng nói thật là cụ không biết thuật phong thủy gì cả nhưng làng ý cứ tín cầu cụ, cụ chỉ thắp hương xin Phật rồi tiện tay cắm… vị đó là tổ Trung Hậu.

Lại có làng khu Kinh Bắc truyền đình đền và chùa gần nhau, xong 1 lần làng động đi xem thì bảo Thành Hoàng báo cần xây bình phong trước cửa vì chùa có cao tăng thế thì mỗi khi ngài đi ngang qua cửa đình mà nhất là ngày hội thì Thánh đang hưởng tế lễ cũng phải ra chào thì nó bất tiện nên xây che đi… Cụ này cũng sư tổ rất rất nổi tiếng thời cận đại.

Nói về lịch sử thì Việt Nam đã có hàng trăm năm Phật giáo làm quốc giáo nên từ Hoàng Đế cũng quy y thì bách thần sông núi ở dưới cũng phải tùy tòng theo cả thôi…

Sau này các dòng nội sinh như Nội Đạo Tràng hay Tam Phủ, Tứ Phủ... các Quan Thánh hay dòng đệ nhất của họ theo tâm thức dân gian vẫn đi quy Phật hết.

Khách quan khác, các làng ở Hà Nội một số không có các công trình phụ trợ như Quán, Nghè nên Chùa cũng được chọn làm điểm rước đến, các làng xã vùng quê thì nhiều đất nên có cả bãi đất chỉ dùng làm nơi thờ để có chỗ nọ chỗ kia, chốn rước đến rước đi…

Updated: 01/03/2023 — 6:33 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *