Có một vài điểm khác biệt quan trọng giữa Thiên Chúa giáo và Tin Lành. Trong những năm gần đây, mặc dầu có rất nhiều nỗ lực để tìm kiếm điểm chung giữa hai giáo phái, nhưng sự thật là những điểm khác nhau vẫn còn đó, và hiện nay chỉ thật sự quan trọng khi điều này là từ lúc ban đầu khi Cải Cách Giáo Hội. Dưới đây là đoạn tóm tắt ý chính của một vài điểm khác biệt quan trọng:
Tính đầy đủ và quyền năng của Kinh Thánh
Một trong những điểm khác biệt chính giữa Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc Giáo đó là tính đầy đủ và quyền năng của Kinh Thánh. Cơ Đốc Giáo tin rằng chỉ có duy Kinh Thánh là nơi mà sự mặc khải đặc biệt của Chúa đến với con người và dạy chúng ta tất cả điều gì cần thiết cho sự cứu rỗi chúng ta ra khỏi tội lỗi. Cơ Đốc Nhân xem Kinh Thánh như là nền tảng mà ở nền tảng này, tất cả các hành vi cư xử của Cơ Đốc Nhân phải được xem xét, cân nhắc. Niềm tin này thì thường được đề cập đến việc xem ” Duy Kinh Thánh” và là một trong ” Năm Điều Duy Nhất”, có nguồn gốc từ Cải Cách Giáo Hội như là những tóm tắt cho những điểm khác nhau giữa Thiên Chúa Giáo và Tin Lành.
Trong khi có rất nhiều câu trong Kinh thánh cho thấy quyền năng và sự đầy đủ của chính Kinh Thánh đối với tất cả vấn đề của niềm tin và thông tục, một trong những câu rõ ràng nhất là II Ti-mô-thê 3:16, ở câu này cho chúng ta thấy rằng ” Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”. Nhưng Thiên Chúa Giáo chối bỏ thuyết Duy Kinh Thánh và không tin rằng chỉ Kinh Thánh thôi là đủ.
Họ tin Kinh Thánh và phong tục thánh của Công giáo thuộc Giáo hội La Mã, chẳng hạn như ngục luyện tội, cầu nguyện với thánh thần, ca tụng và sùng bái Mẹ Mary, vâng vâng… những điều này có rất ít hoặc là không có bất kì nền tảng nào trong Kinh Thánh, nhưng chỉ dựa vào Phong tục Công Giáo của Giáo hội La Mã. Về cơ bản, việc phủ nhận của Giáo hội Công Giáo La Mã cho “duy Kinh Thánh” và tính nhất quán mà ở đó cả Kinh Thánh và phong tục bình đẳng giống nhau trong quỳên năng, thì việc xem như vậy làm giảm đi tính đầy đủ, quyền năng, và trọn vẹn của Kinh Thánh.
Quyền lực của Giáo Hoàng
Điểm bất đồng khác giữa Ki-tô Giáo và Tin Lành là sự chính thức và quyền lực của Giáo Hoàng. Theo Công Giáo, Giáo Hoàng là ” Người thay thế Chúa” và là đại diện Chúa Giê-xu để đứng đầu giáo hội. Như vậy, Giáo Hoàng có khả năng để nói với Ngai Tòa (với thẩm quyền những vấn đề về niềm tin và thông tục), làm cho lời dạy không thể sai lầm và trói buộc tất cả các Cơ Đốc Nhân. Trái lại, Cơ Đốc Giáo tin rằng không ai là không phạm tội (thể sai được), và vì vậy chỉ có Chúa Giê Xu là đứng đầu cai trị giáo hội.
Thiên Chúa Giáo dựa trên kế vị tông đồ như là một cách để chứng minh quyền lực của Giáo Hoàng. Cơ Đốc Giáo tin quyền năng của Giáo hội không đến từ kế vị tông đồ nhưng đến từ lời của Chúa. Sức mạnh tôn giáo và quyền nằng không nằm trong tay của một người nhưng nằm trong lời của Chúa. Trong khi Công Giáo tin rằng chỉ có Giáo hội Công Giáo mới có khả năng diễn dịch Kinh Thánh, thì Cơ Đốc Giáo tin rằng Chúa đã sai Đức Thánh Linh ở trong những kẻ được tái sanh, làm cho tất cả những kẻ tin hiểu được lời phán truyền trong Kinh Thánh.
Cơ Đốc Giáo chỉ ra những phân đoạn như là Giăng 14:16-17: ” Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các người một Đấng Yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi”. (Cũng xem trong Giăng 14:26 và I Giăng 2:27).
Con người được cứu như thế nào?
Điểm khác biệt chính thứ ba giữa Thiên Chúa Giáo và Tin Lành là con người được cứu như thế nào. Một trong số năm điều duy nhất khác về Sự Cải Cách là Duy Đức Tin, điều mà xác nhận theo Thuyết thuộc Thánh Kinh của sự xưng công bình là nhờ Ân Điển mà thôi, bởi đức tin mà thôi mà được cứu, là sự ban cho của Đức Chúa Trời (vì Chúa Cứu Thế mà thôi) (Ê-phê-sô 2:8-10). Tuy nhiên, Ki tô Giáo chỉ ra rằng Cơ Đốc Nhân phải dựa trên niềm tin cộng thêm ” những việc công đức” thì mới được cứu. Yếu tố cần thiết đối với Thuyết Công Giáo Giáo hội La Mã về sự cứu rỗi đó là bảy thánh lễ, đó là lễ rửa tội, lễ kiên tín, lễ tiệc thánh, lễ sám hối, xức dầu người bệnh, thánh chức, và lễ hôn thú. Cơ đốc Giáo tin rằng trên nền tảng niềm tin duy Chúa Giê Xu, tất cả người tin đều được xưng công bình bởi Chúa, bởi tất cả tội lỗi của loài người đã được Chúa đền tội vì Ngài đã chết trên thập tự giá và Sự công bình của Chúa quy cho con người. Trái lại, Thiên Chúa Giáo tin rằng sự công bình của Chúa thì được truyền đến những kẻ tin bởi “Ân điển nhờ đức tin”, nhưng chỉ chính điều đó thì không đủ để xưng công bình cho người tin. Kẻ tin phải bổ sung sự công bình của Chúa truyền đến bởi những việc công đức.
Thiên Chúa Giáo cũng như Tin lành đều phản đối điều gì thì ý nghĩa để được xưng công bình trước Chúa. Đối với Thiên Chúa Giáo, sự xưng công bình bao gồm việc được thành ra công bình và tinh sạch. Họ tin rằng niềm tin trong Chúa chỉ là sự bắt đầu của sự cứu rỗi và vì vậy mỗi cá nhân phải thêm lên những công việc tốt, bởi vì ân điển của Chúa về việc cứu rỗi đời đời phải được xứng đáng. Quan điểm của sự xưng công bình này mâu thuẫn với sự dạy dỗ rõ ràng trong Kinh Thánh ở những phân đoạn như là Rô-ma 4:1-12, Tít 3:3-7, và nhiều phân đoạn khác nữa.
Cơ Đốc Giáo phân biệt giữa hành động một lần của việc xưng công (khi chúng ta được tuyên xưng công bình bởi Chúa dựa trên niềm tin của chúng ta trong sự đền tội của Chúa trên thập tự giá) và quá trình thánh hoá (Sự phát triển công bình tiếp tục trong cuộc sống chúng ta trên đất). Trong khi Cơ Đốc Nhân nhận ra rằng những công tác tuy quan trọng, nhưng họ tin rằng những công việc này là kết quả hoặc trái của sự cứu rỗi nhưng không bao giờ là phương tiện để được cứu chuộc (Ê-phê-sô 2:10; Gia-cơ 2:17. Thiên Chúa Giáo hợp lẫn giữa sự xưng công bình và sự thánh hoá với nhau vào một quá trình tiếp diễn, mà dẫn tới sự hoang mang về việc làm thế nào con người được cứu.
Điều xảy ra sau khi chết
Khía cạnh chính thứ tư khác nhau giữa Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc Giáo là phải làm gì với điều xảy ra sau cái chết. Cả hai tôn giáo đều tin rằng những kẻ chưa tin sẽ đời đời ở trong hoả ngục, nhưng có những điểm khác nhau nhất định về điều xảy ra với kẻ tin. Từ những truyền thống Giáo hội và sự tin tưởng vào những cuốn sách không thuộc kinh điên. Thiên Chúa Giáo đã phát triển thuyết ngục luyện tội.
Theo bộ sách bách khoa toàn thư của Thiên Chúa Giáo, ngục luyện tội là “nơi hoặc điều kiện của sự phạt nhất thời, tạm thời cho những ai không thoát được những điều lỗi lầm hoặc không hoàn toàn thoả mãn bởi vì sự phạm tội của họ tức là những người đi chệch với ân điển của Chúa. Trái lại, Cơ Đốc Giáo tin rằng bởi vì chúng ta được xưng công bình bởi đức tin trong Chúa Giê xu Christ và chính sự công bình của Ngài đã được đổ trên chúng ta – khi chúng ta chết, chúng sẽ đi thẳng đến thiên đàng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời ( Lu-ca 23:43; 2 Cô-rinh-tô 5:6-10 và Phi-líp 1:23).
Một điểm gây bối rối về thuyết Công giáo của ngục luyện tội là niềm tin mà con người có thể trả và phải trả cho những tội lỗi của chính người đó. Sự nhận định này là một đánh giá thấp cho tính đầy đủ và khả năng hiệu quả của việc chết đền tội của Chúa Giê-xu Christ trên thập tự giá. Nói một cách cơ bản, cách nhìn về sự cứu chuộc của Giáo hội La Mã ám chỉ rằng cái chết đền tội của Chúa Giê-xu Christ trên thập tự giá không đủ là tiền công tội lỗi cho những ai tin vào Ngài và thậm chí một người tin phải trả chính tội lỗi của mình, dù là thông qua những hành động xám hối hay thông qua thời gian trong ngục luyện tội. Nhưng Kinh Thánh dạy rằng chỉ duy cái chết của Chúa Giê Xu mới có thể đáp ứng hoặc làm giảm đi sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời đối với kẻ có tội. (Rô ma 3:25, Hê bơ rơ 2:17, I Giăng 2:2, I Giăng 4:10). Những việc đạo đức của chúng ta không thể thêm vào điều mà Chúa đã làm trọn.
Những điểm khác nhau giữa Thiên Chúa Giáo và Cơ đốc Phúc Âm thì quan trọng và ý nghĩa. Phao Lô đã viết cho những người Ga-la-ti để chiến đấu với người Giu-đa ( Người Do Thái nói với những người Cơ Đốc Nhân không phải Do Thái là phải tuân theo luật Cựu Ước thì mới được cứu). Giống như người Giu-đa, Thiên Chúa Giáo khiến con người làm những việc cần thiết để người đó được xưng công bình bởi Chúa, và họ kết thúc nó với một phúc âm hoàn toàn khác.
Chúng ta cầu nguyện Chúa sẽ mở những cặp mắt của những người đang đặt niềm tin vào những lời dạy của Thiên Chúa Giáo. Chúng ta đặt niềm tin rằng mọi người sẽ hiểu ” những việc công bình” thì không thể xưng công bình hay là trở nên thánh ( Ê-sai 64:6; Rô-ma 10:1-4). Chúng ta cầu nguyện tất cả mọi người sẽ chỉ đặt niềm tin của họ vào sự thật chúng ta được “được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Giê-xu Christ, là Đáng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia”(Rô-ma 3:24-25). Chúa cứu chúng ta “không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Giê-xu Christ, Cứu Chúa chúng ta; hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời” (Tít 3:5-7).