Văn hóa tâm linh

Đền Và Sơn Tây (đền Đông Cung) ở đâu Hà Nội?

Đền Và Sơn Tây hay Đông Cung Đền Và nằm tại thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đền Và xứ Đoài thờ thần núi Tản Viên.

986

Đền Và Sơn Tây ở đâu Hà Nội?

Đền Và Sơn Tây Hà Nội thuộc địa phận thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội.

– Nếu đi từ Hà Nội, để đến đền Và bạn có thể di chuyển bằng xe buýt hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.

– Nếu đi bằng xe buýt, ở Hà Nội bạn có thể bắt chuyến xe buýt số 111 hoặc 110 xuống tại điểm 155 – 157 phố Chùa Thông và đi bộ vào đền.

– Nếu đi bằng phương tiện di chuyển cá nhân, qua QL32 đến đền Và – 43km – 1h9p: Từ Hà Nội, bạn chạy dọc đường Xuân Thủy nối QL32 qua cầu Diễn tiếp tục đi thẳng – rẽ vào phố Chùa Thông – rẽ vào Văn Gia là đến đền Và.

Lịch sử đền Và Sơn Tây

Theo tấm văn bia dựng vào năm Tự Đức thứ 36 (1883) tại đền Và thì đền có từ thời đất nước Việt Nam đang nằm trong ách đô hộ của nhà Đường. Lúc ấy, điều kiện có hạn nên nhân dân chỉ xây dựng được một ngôi đền nhỏ thờ thần Tản Viên thỏa mãn nhu cầu cúng lễ bái thánh. Mặc dù đền nhỏ nhưng lại vô cùng linh thiêng linh ứng.

Trong suốt chiều dài lịch sử, ngôi đền được hưng công xây dựng và tôn tạo lại nhiều lần:

Năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), xây dựng thêm nhà Tiền Tế 5 gian,

Năm 1829 (Bảo Đại thứ 7) nhân dân tu tạo lại đền

Năm 1902 (Thành Thái thứ 14) là năm đại tạo của đền

Năm 1932 (Bảo Đại thứ 7) đền lại trải qua một lần tôn tạo nữa.

Sau đó còn nhiều đợt tôn tạo nhỏ lẻ khác dẫn đến tổng thể kiến trúc khang trang, uy nghiêm, lộng lẫy của đền như ngày hôm nay.

Kiến trúc đền Và Sơn Tây

Kiến Trúc đền Và Đông Trấn Cung đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính khi xưa. Hai bên là tả hữu nghi môn và gác chuông được xây đối xứng nhau. Hai kiến trúc này được xây phỏng theo kiến trúc gác chuông chùa thầy lại mang dáng dấp của quê Văn Các Văn Miếu Hà Nội.

Đền Và Sơn Tây (đền Đông Cung) ở đâu Hà Nội?

Đền Và được xây theo hướng Bắc Nam, mái lợp ngói cổ, trên đỉnh đắp nổi rất nhiều hình tượng lưỡng long chầu nguyệt mang đậm phong cách nghệ thuật thời Mạc và Nguyễn. Cho tới giờ, đền Và con lưu giữ trong mình hai cây đại cổ trước nghi môn cùng hai cây ngọc lan hàng trăm năm tuổi trước được thượng điện, được hội bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam vinh danh là di sản từ năm 2010 cùng rất nhiều loài cây cổ thụ khác.

Điểm nhấn thực sự của đền Và Sơn Tây là gian tiền tế với kiến trúc chồng rường độc đáo. Gian đền này đã trải qua bao lần trùng tu vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên vẹn như thuở đầu khởi dựng. Điểm nhấn đó còn ở những di vật hán nôm còn được lưu giữ và hiện diện nơi đây. Với 14 bức hoành phi, 18 đôi câu đối, rất nhiều bài thơ phú được viết khắc ca ngợi công đức của đức thánh. Và đặc biệt là 18 bản sắc phong của nhiều triều vua với bản cổ xưa nhất được ghi năm Phúc Thái thứ 3 năm 1645.

Đền Và Sơn Tây (đền Đông Cung) ở đâu Hà Nội?

Sự hưng phú về di sản hán nôm nơi đây được giới chuyên môn đánh giá rất có giá trị trong việc nghiên cứu phân hóa nói chung và những nghiên cứu thần núi tản viên xứ Đoài nói riêng. Ban Tứ trụ giữa trung cung đền Và có lẽ là ban thờ riêng có ở nơi đây. Theo sự tích khi xưa, đức thánh đích thân chọn nơi đây để gây dựng hành cung và nơi thiết triều để bách quan trăm họ muôn đời tề tựu bái yết. Ban tứ trụ hiện hữu cũng là do lý do này. Với 4 bức tượng lớn 2 văn, 2 võ, vai khoác áo bào. Đây chính là 4 vị thần tướng canh giữ tứ trấn giúp việc cho Đức Thánh Tản Viên ghi lại lời thỉnh cầu của nhân dân để trình quan Tứ trụ. Những pho tượng có từ thế kỷ thứ 16 đều được làm đất nung vô cùng quý giá.

Vào bên trong là cung cấm uy nghiêm tráng lệ. Điểm đặc biệt là cửa vào cung cấm được làm rất thấp. Điều này mang ý nghĩa rằng, dù có là người quyền cao chức trọng thế nào thì khi vào cung bái thánh cũng phải cúi đầu trước nhà ngài. Tại ban thờ cung cấm đặt ba bát hương lớn cùng ba ngai thờ được gọi là “Tam Vị Tản Viên Sơn”. Bát hương ở giữa là thờ Đức Thánh Tản cùng song thân phụ mẫu, bát hương bên phải thờ Quý Minh Đại Vương, bên tay trái là thờ Cao Sơn Đại Vương.

Đền Và Sơn Tây đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa vào năm 1984.

Đền Và Sơn Tây (đền Đông Cung) ở đâu Hà Nội?

Đền Và Sơn Tây thờ ai?

Đền Và Sơn Tây, hay còn được biết đến là đền Đông Cung trấn phía đông cùng với Bắc Cung – đền Thính Vĩnh Phúc, Nam Cung Tản Lĩnh, Tây Cung đền thánh Tản Viên Ba Vì, xưa nay là nơi thờ chính của thần núi Tản Viên Sơn Thánh hay còn được biết đến là Vua Cha Nhạc Phủ – một trong 4 vị vua cha đứng đầu Tứ Phủ Vạn Linh, đồng thời là Tứ Bất Tử của Việt Nam.

Cùng với cái tên Tản Viên Sơn Thánh, ngài được cho là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì hay chính là dãy núi Tản Viên hay núi Tản. Ngài được dân chúng ca ngợi, biết ơn và truyền tụng với nhiều câu chuyện dạy dân làm ra lửa, dạy dân làm ruộng, săn bắn, kéo vó, luyện võ, dệt lụa, múa hát nâng cao đời sống tinh thần và vật chất. Trong văn hóa người Việt hiện đại, ngài nổi tiếng nhất trong tâm thức mọi người với câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh thể hiện ước mơ chế ngự miền sông nước của người Việt.

Lễ hội đền Và Sơn Tây

Lễ hội chính của đền Và được tổ chức vào mùa xuân ngày rằm tháng Giêng với nghi lễ trung tâm là rước long ngai bài vị “Tam vị Đức Thánh Tản” từ đền Và qua sông Hồng sang tả ngàn đến đền Dội ở làng Di Bình, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc để tế lễ và diễn lại sự tích nhà ngài tắm và trở về Đền Và. Lễ hội được tổ chức lớn 3 năm một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Lễ hội được đánh giá là lớn và thu hút đông đảo nhân dân tham dự nhất xứ Đoài với đoàn rước mỗi năm dài tới 3 – 4 km.

Đền Và Sơn Tây (đền Đông Cung) ở đâu Hà Nội?

Ngoài hội xuân, đền Và còn tổ chức hội thu vào rằm tháng chín với nghi thức đánh bắt cá trên sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành nhiều loại món khác nhau để tế Thánh. Tục lễ này xuất phát từ sự tích thánh dạy nhân dân đánh bắt cá được 100 con cá và người đã phóng sinh một con cá trê.

Đền Và Sơn Tây (đền Đông Cung) ở đâu Hà Nội?

Đền Và là một trong số ít những ngôi đền tại Việt Nam còn lưu giữ được đầy đủ nét văn hóa thuần phong mỹ tục với những bài tế, cùng nghi thức được truyền từ cổ xưa.

Sắm lễ đi đền Và Sơn Tây

Tính đến ngày nay, nhân dân đã duy trì tục thờ Đức thánh Tản qua nhiều thế kỷ. Trong tâm thức, con hương luôn kính cẩn chấp bái, chấp niệm tin rằng Đức Thánh Tản luôn phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, cuộc sống bình an, an ổn. Bởi vậy mà mỗi năm luôn có hàng ngàn con hương tín thờ và thường xuyên ghé thăm đền thờ đức thánh để dâng lễ bạc tâm thành lên ban thờ thánh. Đông nhất là vào những ngày lễ tiết lớn trong năm như ngày đầu xuân năm mới hay mùa lễ hội tại đền. Mỗi con hương, đệ tử đến đền lại mang theo một mâm lễ đủ đầy hương hoa, phẩm quả mong ngài chứng giáng phù hộ độ trì cho gia quyến bình an, khỏe mạnh, có tài có lộc, làm ăn thuận lợi, tốt tươi.

Một mâm lễ dâng ban thờ Đức Thánh Tản Viên gồm một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ.

Đi Đền Và Sơn Tây cầu gì?

Đền Và thờ vị thánh Tản linh thiêng. Đền là nơi được nhân dân khắp nơi tín thờ và gửi gắm niềm tin. Tại đây, con hương đệ tử có thể sắm lễ cầu bình an, sức khỏe cho gia đình đầu năm mới. Cầu tài, cầu lộc cho các thành viên trong gia quyến. Hoặc đơn giản, đền thiêng là nơi đem lại chốn bình yên trong tâm hồn cho mọi con hương đệ tử khắp chốn.

Nên đi đền Và Sơn Tây vào ngày nào?

Thông thường, nếu đến đền Và để cúng lễ, bạn nên đến đền vào những dịp lễ tiết lớn của đền như dịp đầu xuân năm mới (khoảng 15/1 âm lịch đổ lại) hoặc lễ hội mùa xuân (ngày 15/1 âm lịch) hoặc lễ hội mùa thu (ngày rằm tháng chín) tại đền Và. Nếu muốn đến bản đền thường xuyên hơn, bạn có thể cúng lễ vào các ngày mùng 1 hoặc ngày rằm trong mỗi tháng âm lịch.

Nếu đến đền Và để tham quan thì bạn nên đi vào lúc tiết trời sang xuân, đặc biệt là những ngày đầu năm mới hoặc đi vào mùa lễ hội của đền. Khi ấy thời tiết vừa mát mẻ, bạn lại vừa có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ nét tín ngưỡng tâm linh độc đáo của người Việt tại ngôi đền này.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm