Tin lành

Các Cơ Đốc Nhân là những tội nhân, thánh nhân, hay cả hai?

Cơ Đốc Nhân là vừa là tội nhân vừa là thánh nhân. Tất cả con người đều là tội nhân bởi vì chúng ta sinh ra trong tội lỗi.

800

Nhưng không phải tất cả mọi người đều là thánh nhân. Theo Kinh Thánh, một thánh nhân không phải là một người đã làm những điều tuyệt vời, cũng không phải một người được một tổ chức hay một nhà thờ coi là thánh. Từ hagios được dịch sang thành “thánh nhân” theo nghĩa đen là “thiêng liêng, trong sạch về thuộc thể, không chỗ trách được về đạo đức hay tôn giáo, tận hiến theo nghi lễ ; thánh khiết”. Trong bối cảnh các phân đoạn Kinh Thánh Tân Ước, các thánh nhân là những người thuộc về thân thể của Đấng Christ; được cứu nhờ ân điển bởi đức tin (Ê-phê-sô 2:8-9). Nói một cách khác, thánh nhân là một từ khác chỉ về Cơ Đốc Nhân, một người thật sự tin theo Chúa Giê-xu Christ.

Một lẽ thật trong Kinh Thánh đó là tất cả mọi người đều sinh ra trong tội lỗi và tất cả đều mang bản chất tội lỗi. Kinh Thánh chép rằng ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên con người là tốt lành và không mang bản chất tội lỗi: “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta,’… Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng TK 1:27). Tuy nhiên, Sáng Thế Ký đoạn 3 ghi lại sự sa ngã của A-đam và Ê-va, và vì sự sa ngã này tội lỗi đã vào trong hai sinh vật vô tội trước đó. Và khi họ có con cháu bản chất tội lỗi đã truyền lại cho con cháu của họ. Vì vậy, mọi người đều là tội nhân.

Một mặt khác, các thánh nhân, không sinh ra là những thánh nhân; họ trở nên những thánh nhân bởi sự tái sinh. Bởi vì tất cả chúng ta đều “phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23), tất cả chúng ta đều cần tái sinh thuộc linh, không có điều đó chúng ta sẽ tiếp tục ở trong tình trạng tội lỗi của mình trong cõi vĩnh hằng. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời, trong sự thương xót và ân điển vĩ đại của Ngài, đã cung ứng một phương cách (duy nhất) để khiến tội nhân trở thành thánh nhân – đó là Chúa Giê-xu Christ đã đến “phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Ma-thi-ơ 20:28). Khi chúng ta xưng nhận nhu cầu cần một Đấng Cứu Rỗi cứu khỏi tội lỗi và chấp nhận sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá thay cho chúng ta, chúng ta trở nên những thánh nhân.

Không có sự phân cấp thứ bậc trong các thánh nhân. Tất cả những ai thuộc về Đấng Christ bởi đức tin đều là những thánh nhân, và không ai trong chúng ta “thánh” hơn những anh chị em Cơ Đốc của chúng ta. Sứ đồ Phao-lô, người không thánh hơn một Cơ Đốc Nhân mờ nhạt nhất, bắt đầu bức thư đầu tiên của mình gửi cho Hội Thánh ở Cô-rinh-tô bằng việc tuyên bố rằng họ là “những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ, mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (1Cô-rinh-tô 1:2, so sánh Công vụ 9:13, 32, 41; 26:10; Rô-ma 1:7; 16:1; 2 Cô 1:1; Ê-phê-sô 1:1; Phi-lip 1:1; Cô-lô-sê 1:1). Trong câu này, hagios được dịch là “các thánh”, “thánh khiết”, và “được thánh hóa” trong các phiên bản Kinh Thánh khác nhau, đưa tới một kết luận không thể nhầm lẫn rằng tất cả những ai kêu cầu danh Đấng Christ để nhận được sự cứu rỗi đều là thánh nhân, được trở nên thánh khiết bởi Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta là “người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 2:19).

Chúng ta không phải là những thánh nhân bởi chúng ta đã được tuyên bố là những thánh nhân bởi một hội thánh, hay chúng ta cũng không thể làm việc theo cách của mình để trở nên thánh. Tuy nhiên, ngay khi chúng ta được cứu bởi đức tin, chúng ta được kêu gọi để làm những điều phù hợp với sự kêu gọi của chúng ta với tư cách là những người thánh của Đức Chúa Trời. “Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh.” (1 Phi-e-rơ 1:15-16). Thánh nhân không phải là không có tội lỗi, nhưng cuộc sống của các thánh nhân cần phản chiếu thực tế về sự hiện diện của Đấng Christ ở trong lòng chúng ta, ở trong Đấng chúng ta “được sống, động, và hiện hữu” (Công vụ 17:28).

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Khái quát về đạo Tin Lành

26/03/2021 20:11 2378

Cơ Đốc nhân là gì?

29/04/2021 16:20 2208

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm