Hội chùa Ông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Ông có tên khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán hiện nằm tại số 676 – 678 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chùa Ông là một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng của người Hoa nổi tiếng tại Sài Gòn.

Hằng năm, vào ngày 24 tháng 6 Âm lịch, chùa Ông có đại lễ cúng Quan Đế – đây là lễ cúng quan trọng nhất trong năm tại nơi đây.

Theo nhiều ý kiến đưa ra thì Miếu Quan Đế được xây dựng trong khoảng thời gian trước hoặc đầu thế kỷ 19, đến nay đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn không hề mất đi bản nguyên đặc sắc Triều Châu vốn có của mình.

Hội chùa Ông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Ông có cấu trúc như phần lớn các đền miếu của người Hoa, với các dãy nhà khép kính vuông góc với những cột gỗ cao có treo câu đối được chạm trổ tinh tế từ những điển tích Trung Hoa. Miếu có màu đỏ làm chủ đạo – màu sắc thường thấy trong truyền thống và đời sống tinh thần của người Hoa, với mái hiên tam cấp (hai bên thấp, ở giữa cao) và tượng lưỡng long tranh châu (hòn ngọc ở giữa và hai con rồng ở hai phía) thường thấy trên nóc.

Miếu có kiến trúc độc đáo, các màu sắc rực, nóng và mang tính đặc trưng chính là điểm thu hút các bạn trẻ – trước là vãn cảnh chùa và thắp hương chiêm bái, sau là thỏa đam mê nhiếp ảnh của bản thân mình.

Hội chùa Ông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Hội chùa Ông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Ông đã từng được “bắt nét” ở những góc rất nghệ thuật, vừa mang sự tĩnh u trang nghiêm nhưng đồng thời cũng rực rỡ các gam màu phả ra sức sống và sự phồn an.

Hội chùa Ông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Thêm nữa, trong Gia Định phú của một tác giả khuyết danh (soạn ra trước khi Lê Văn Khôi khởi binh năm 1833) cũng đã nhắc đến ngôi miếu: Chói chói bấy! chùa Ông Quan Đế, chí trung nghĩa cao xa ngàn thuở…

Ngoài ra, hiện ở trong miếu có một thạch bia chữ lớn nêu rõ bà Đỗ Thị (phu nhơn Tả quân Lê Văn Duyệt) cúng hai trăm quan tiền vào năm 1819, và một chiếc lư hương bằng đồng làm vào năm Đạo Quang thứ 5 (1825).Từ khi xây dựng kiên cố cho đến nay, miếu đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1866, 1901, 1969, 1984 và mới đây nhất là vào năm 2010.

Updated: 19/06/2022 — 11:36 sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *