Cao đài

Trang phục đạo Cao Đài

Trang phục đạo Cao Đài được coi là một phần không thể thiếu trong các hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài.

958

Đạo Cao Đài có quy định tất cả tín đồ nam hay nữ đều mặc đạo phục áo dài trắng, một nét vô cùng đặc biệt chỉ riêng có Đạo Cao Đài. Nó thể hiện ý nghĩa rất là sâu sắc về phần Đạo.

Đó là bản tánh thâm trầm, giản dị, khiêm tốn, nói riêng của người tín đồ Cao Đài. Khi mặc chiếc áo dài trắng, đó là màu tượng trưng cho bản tánh giản dị, thanh cao về tinh thần, trong sạch về phẩm chất của Cao Đài, đồng thời nói lên cái quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt và cái văn hóa tốt đẹp của người tín đồ Cao Đài. Từ đó, đạo Cao Đài được truyền bá ra khắp thế giới, đều biết và chấp nhận văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là dân tộc được Đức Chí Tôn Thượng Đế chọn và họ sẽ giao hòa với tánh thâm trầm tinh túy của người Việt.

Trang phục đạo Cao Đài

Khi đã nhập môn vào đạo, người tín đồ Cao Đài, nam cũng như nữ, dù giàu, dù nghèo… ai cũng bắt buộc có một bộ đạo phục là bộ áo dài trắng, nam phái có thêm chiếc khăn đống đen, để mặc khi đến thánh thất và cả khi cúng lạy tại tư gia. Đây là điểm đặc biệt của đạo Cao Đài, đạo phục không chỉ dành riêng cho giới xuất gia như các tôn giáo khác. Đạo phục của đạo Cao Đài chính là hình ảnh của quê hương Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống dân tộc đã được người tín đồ Cao Đài lưu giữ từ hơn 90 năm qua và mãi mãi.

Khi mặc áo dài trắng, người tín đồ nam nữ Đạo Cao Đài luôn tâm niệm phải nên hiểu là mình đang mang trong người không biết bao nhiêu ý nghĩa sâu xa của người Việt, của Đạo mình mà Đức Chí Tôn đã kín đáo gởi vào đó. Chúng ta phải hiểu bổn phận và trách nhiệm của chúng ta khi ta mặc chiếc áo dài trắng nầy để không làm trái giáo lý của Đức Chí Tôn.

Vào những ngày Đại lễ, rừng áo dài trắng của tín đồ Cao Đài đang đi vào ngôi nhà thờ Đức Chí Tôn và Đức Phật mẫu, in sáng một vùng không gian rộng lớn sáng chói như một bức tranh phù điêu tuyệt mỹ không bút mực nào tả hết ý nghĩa, vừa nhẹ nhàng, lung linh, huyền ảo, trong trắng, thướt tha, dịu dàng và thanh cao vừa đầy vẻ kín đáo, đáng tôn kính.

5 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm