Công giáo

Tìm hiểu hoạt động của dòng tu trong giáo hội Công giáo

Dòng tu là một tổ chức, trong đời sống của Giáo hội Công Giáo, được thành lập do những người tự nguyện sống chung với nhau trong một cộng đoàn.

863

Dòng tu là một bộ phận quan trọng của Giáo hội công giáo, được hình thành với nhiều hình thức tu tập khác nhau. Với tư cách là một bộ phận cấu thành Giáo hội, dòng tu và đội ngũ tu sĩ có vai trò quan trọng trong việc phát triển đạo, sống đạo, giữ đạo để mở rộng “nước Chúa” trên thế giới.

Dòng tu là gì?

Theo Giáo luật Công giáo, dòng tu là những cộng đồng tín hữu từ bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến trọn đời cho việc đạo, để góp phần xây dựng giáo hội và cứu rỗi cho nhân loại.

Tìm hiểu hoạt động của dòng tu trong giáo hội Công giáo

Lời khuyên phúc âm

Khi chấp nhận cuộc sống tận hiến tu trì trong các dòng tu thì các tín hữu không những phải điều chỉnh đời sống của mình cho phù hợp với luật riêng của Tu hội mà còn phải tuyên hứa giữ trọn các lời khuyên phúc âm theo quy định của Bộ Giáo luật Công giáo năm 1983, cụ thể:

– Lời khuyên phúc âm về đức khiết tịnh: việc này được đảm nhận vì nước Trời; là nguồn sinh lực phong phú hơn trong một con tim không chia sẻ; bao hàm nghĩ vụ tiết dục hoàn toàn trong bậc độc thân (được hiểu chung là giữ cuộc đời độc thân trọn vẹn).

– Lời khuyên phúc âm về đức nghèo khó: được hiểu là theo gương đức Kitô là đấng từ chỗ giàu sang đã trở nên nghèo khó vì chúng ta; ngoài một nếp sống nghèo khó trong thực tế và trong tinh thần; cần cù, đạm bạc, thanh thoát với của cải thế gian còn bao hàm cả sự lệ thuộc vào sự hạn chế trong việc sử dụng và định đoạt tài sản chiếu theo quy tắc Luật riêng của mỗi tu hội (được hiểu chung là giữ cuộc đời nghèo khó, không ham của thế gian).

– Lời khuyên phúc âm về đức vâng phục: được đảm nhận theo tinh thần đức tin và đức ái để theo bước đức Kitô là đấng đã vâng phục cho đến chết; đòi buộc ý chí phục tùng các bề trên hợp pháp khi các ngài đại diện Thiên Chúa ban lệnh hợp theo hiến pháp riêng (được hiểu chung là nghe lời đấng bề trên, người đại diện cho Thiên Chúa trong đức tin, đức mến).

– Đời sống huynh đệ: nghĩa là nhờ đó tất cả các thành viên được hiệp nhất với nhau trong đức Kitô như một gia đình riêng; phải được xác định thế nào để trở nên một sự tương trợ lẫn nhau trong tất cả các thành viên trong việc chu toàn ơn gọi của mình. Như vậy, nhờ sự hiệp thông huynh đệ được bén rễ và được xây dựng trên đức ái, các thành viên phải trở nên một mẫu gương của sự hòa giải đại đồng trong đức Kitô (được hiểu chung là sống trong tình cảm anh em trong một gia đình).

Trong đạo Công giáo có rất nhiều dòng tu. Mỗi dòng tu có một hiến chương, quy chế hoạt động và hệ thống tổ chức riêng. Hệ thống tổ chức dòng tu thông thường sẽ có ba cấp: Bề trên dòng (còn gọi là bề trên cả hay bề trên tổng quyền)[1]; tỉnh dòng và các cơ sở tu viện. Theo quy định, tu sĩ các tu viện vâng phục những người lãnh đạo tỉnh dòng và các tỉnh dòng vâng phục quyền của bề trên của dòng. Các dòng tu thường tổ chức Đại hội từng cấp để đánh giá tình hình, đề ra chương trình hành động, thay đổi cơ cấu tổ chức và nhân sự lãnh đạo.

Phân loại dòng tu

Hiện nay, việc phân loại dòng tu thường được phân theo hai cách khác nhau, cụ thể:

Phân theo quy chế hoạt động có 2 loại dòng tu:

Dòng tu theo quy chế địa phận thuộc quyền điều khiển trực tiếp của các Giám mục nơi thiết lập và thường chỉ di chuyển trong các địa phận (Một số dòng theo quy chế địa phận ở Việt Nam như Dòng Thánh Tâm ở Huế; Dòng Giu Se ở Nha Tranh – Khánh Hòa, dòng Ảnh Phép lạ ở Kon Tum…);

Dòng tu theo quy chế tòa thánh là những dòng tu lớn thường có từ rất lâu, mang tính chất quốc tế (một số dòng tu theo quy chế Tòa thánh như các dòng tu nam là: dòng Bơ-Noa, dòng Đô- Mi- Ni- Cô (hay còn gọi dòng Đa Minh), dòng Phanxicô, dòng Chứa cứu thế, dòng Gioan Thiên chúa, dòng Jésu (hay còn gọi là dòng tên)… và các dòng tu nữ là: dòng kín Ca-Mê-Lô, dòng thánh Phao-Lô, dòng Bác ái Vinh Sơn, dòng Chúa Quan phòng, dòng Đức Bà…)

Phân theo môi trường hoạt động có 2 loại dòng tu:

Dòng tu chiêm niệm còn gọi là dòng tu kín với chủ đích hoạt động là đọc kinh, ngắm nguyện và tự lao động để sinh sống; những tu sĩ của dòng tu chiêm niệm thường chỉ ở trong nhà Dòng suốt ngày và suốt đời, không đi ra bên ngoài, cho dù là các hoạt động tôn giáo (hiện có một số dòng chiêm niệm như dòng Bơ Noa, dòng Ca – Mê- Lô…);

Dòng tu hoạt động là các dòng tu hoạt động với chủ đích là đi ra họat động ở ngoài xã hội dưới nhiều hình thức; hoặc trực tiếp lo việc tôn giáo (như giảng dạy giáo lý, thần học, truyền giáo, đôi khi cũng coi sóc xứ đạo – đối với tu sĩ các dòng tu nam..) hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội, giáo dục, y tế, cứu trợ (một số dòng hoạt động như dòng tên, dòngDô-Mi-Ni-Cô, dòng Bos-Co…)

Ngoài ra, thường trong nội bộ của Giáo hội còn có cách phân loại dòng tu dựa theo quy mô, vị thế đối với giáo hội và xã hội, cụ thể như: loại Đại dòng tu có các dòng như Bơ- Noa, dòng Đô-Mi-Ni-Cô, dòng Xi-Tô, dòng Gioan Thiên chúa; loại dòng tu đơn như dòng Chúa Cứu thế, dòng Cam – Mê- Lô… và các tu hội như dòng Xuân Bích, dòng Na- Gia- Rét…

Đối với tu sĩ, thường tu sĩ của các dòng tu nam sẽ được phân ra thành hai hàng, cụ thể: các tu sĩ (thường gọi là tu huynh) và các linh mục; tuy nhiên một số dòng không có linh mục như dòng La- Xan. Các Linh mục dòng sẽ được đào tạo bài bản như các linh mục triều và hoạt động tôn giáo như linh mục triều, nhưng chủ yếu trong phạm vi các dòng; song hiện nay nhiều địa phận vì thiếu nhân sự làm việc nên cũng đã xin các linh mục dòng về để giao phụ trách các giáo xứ trong địa phận. Linh mục dòng cũng có thể được chuyển sang hệ triểu nhưng phải được giáo hội quyết định.

Đối với tu sĩ của các dòng tu nữ sẽ được phân ra thành hai loại, một là các tu sĩ đã khấn tạm (việc tuyên khấn cho một thời gian do luật riêng ấn định, thời gian ấy không được dưới 3 năm và không quá sáu năm[2]) và hai là các tu sĩ cho tái khấn hoặc khấn trọn đời.

Ở Việt Nam có bao nhiêu dòng tu?

Hiện nay, trên thế giới có trên 1.500 tổ chức tu trì thuộc quyền của giáo hoàng và có hàng ngàn dòng tu giáo phận. Ở Việt Nam hiện có rất nhiều dòng tu của đạo Công giáo, trong đó có 74 dòng tu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động.

Tìm hiểu hoạt động của dòng tu trong giáo hội Công giáo

Cụ thể các dòng tu tại Việt Nam như sau:

1. Dòng Mẹ nhân ái tại TP Hồ Chí Minh

2. Hội Thừa sai Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh

3. Mến thánh giá Quy Nhơn tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

4. Mến thánh giá Tân Việt tại phường Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

5. Mến thánh giá Cần Thơ tại tỉnh Sóc Trăng

6. Thừa sai Đức mẹ Trinh vương Hoóc Môn tại huyện Hoóc Môn, Tp Hồ Chí Minh.

7. Con Đức mẹ Nam vang – Phú Cường tại tỉnh Bình Dương

8. Đa Minh Lạng Sơn tại Tp Hồ Chí Minh

9. Mến thánh giá Vinh tại tỉnh Nghệ An

10. Đa Minh Thánh Tâm tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

11. Mến Thánh giá Thủ Đức tại TP Hồ Chí Minh

12. Mến Thánh giá Bà Rịa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

13. Đức bà Truyền Giáo tại TP Hồ Chí Minh

14. Thừa sai Bác ái Chúa Kitô tại TP Hồ Chí Minh

15. Mến Thánh giá Cái Mơn tại tỉnh Bến Tre

16. Chúa Quan phòng tại TP Cần Thơ

17. Thánh Phao -Lô thành Chartres Sài Gòn tại TP Hồ Chí Minh

18. Thánh Phao -Lô thành Chartres Đà Nẵng tại TP Đà Nẵng

19. Hội con Đức mẹ Cần Thơ tại TP Cần Thơ

20. Dòng La San tại TP Hồ Chí Minh

21. Maria Nữ vương Hòa bình tại TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk lăk

22. Phan sinh thừa sai Đức Mẹ tại TP Hồ Chí Minh

23. Nỹ Tỳ chúa Giê Su linh mục tại tỉnh Đồng Nai

24. Nữ tử Bác ái Vinh Sơn tại TP Hồ Chí Minh

25. Mến Thánh giá Gò Vấp tại TP Hồ Chí Minh

26. Đức mẹ hiệp nhất tại tỉnh Bắc Giang

27. Nữ tỳ Thánh thể tại tỉnh Đồng Nai

28. Đa Minh Tam hiệp tại tỉnh Đồng Nai

29. Mến Thánh giá Cái Nhum tại tỉnh Bến Tre

30. Kitô Vua tại tỉnh Bến Tre

31. Nữ sức sống chúa Kitô tại TP Hồ Chí Minh

32. Mến Thánh giá Chợ quán tại TP Hồ Chí Minh

33. Tu Hội truyền giáo thánh Vinh Sơn phụ tỉnh Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng

34. Liên hiệp bề trên thượng cấp Việt nam

35. Dòng nữ La San tại TP Hồ Chí Minh

36. Phúc âm sự sống tại tỉnh Phan Thiết

37. Dòng con Đức mẹ đi viếng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

38. Dòng Thánh gia tại tỉnh An Giang

39. Dòng nữ trợ thánh tâm chúa Giê Su tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

40. Chúa Quan phòng Cù lao giêng tại tỉnh An Giang

41. Tỉnh dòng Tên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh

42. Tu hội Nô tỳ Thiên Chúa tại TP Hồ Chí Minh

43. Tỉnh dòng Chúa Quan phòng Tây Nguyên tại TP Hồ Chí Minh

44. Mến Thánh giá Phan Thiết tại tỉnh Bình Thuận

45. Chúa Quan phòng Cần Thơ tại tỉnh Cần Thơ

46. Dòng Phaxicô tại TP Hồ Chí Minh

47. Mến Thánh giá Huế tại tỉnh Thừa Thiên Huế

48. Ánh sáng Phúc âm tại tỉnh Bình Thuận

49. Mến thánh giá Đà Lại tại tỉnh Lâm Đồng

50. Dòng con Đức mẹ Vô nhiễm Huế tại tỉnh Thừa Thiên Huế

51. Dòng Don Bosco Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh

52. Dòng Đức bà tại TP Hồ Chí Minh

53. Dòng Mẹ Cứu chuộc tại TP Hồ Chí Minh

54. Thừa sai Đức tin tại tỉnh Bình Dương

55. Mến Thánh giá Tân Lập tại TP Hồ Chí Minh

56. Mến thánh giá Phát Diệm tại tỉnh Ninh Bình

57. Đa Minh Rosa Lima tại TP Hồ Chí Minh

58. Dòng con Đức mẹ phù hộ tại TP Hồ Chí Minh

59. Đan viện nữ Biển Đức tại TP Hồ Chí Minh

60. Mến Thánh giá Hưng Hóa tại TP Hà Nội

61. Chị em con Đức mẹ Mân côi Chí Hòa tại TP Hồ Chí Minh

62. Đa Minh Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh

63. Thánh thể Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh

64. Anh em hèn mọn Viện tu tại TP Hồ Chí Minh

65. Dũng Tiểu muội Chúa Giêsu

66. Mến Thánh Giá Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai

67. Tu hội tập thể tận hiến truyền giáo tại tỉnh Lâm Đồng

68. Ảnh phép lạ tại tỉnh Kon Tum

69. Mến Thánh giá Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa

70. Tu đoàn Thừa sai Phúc âm tại TP Hồ Chí Minh

71. Thừa sai bác ái Giáo phận Vinh tại tỉnh Nghệ An

72. Mến Thánh giá Khiết Tâm tại TP Hồ Chí Minh

73. Thánh Phaolô thành Chartres Sài Gòn tại TP Hà Nội

74. Đa Minh Đức mẹ Rất thánh Mân côi Monteils, Dự tỉnh Đức mẹ La Vang tại tỉnh Đồng Nai.

*Ghi chú:

[1] theo Giáo luật đạo Công giáo thì bề trên phải chu toàn trách nhiệm của mình và phải thi hành quyền của mình chiếu theo quy tắc của luật phổ quát và luật riêng; các bề trên phải thi hành quyền đã được lãnh nhận từ Thiên chúa qua thừa tác vụ của Giáo hội trong tinh thần phục vụ. Vì vậy, ngoan ngoãn theo ý muốn của Thiên chúa trong thi hành trách nhiệm, các Bề trên phải lãnh đạo các người thuộc quyền như con cái của Thiên chúa…; các Bề trên phải tận lực thi hành nhiệm vụ của mình và trong sự hiệp nhất với các thành viên được trao phó cho mình, các ngài phải tìm cách xây dựng một cộng đoàn huynh đệ trong đức Kitô, nơi đó Thiên chúa được tìm kiếm và được yêu mến trên hết mọi sự… Các bề trên phải nêu gương cho họ trong việc thực hành các nhân đức, trong việc tuân giữ các luật lệ và các truyền thống của tu hội mình….

[2] Theo quy định tại Điều 656 của Bộ Giáo luật công giáo 1983 thì để được hữu hiệu, việc khấn tạm buộc: Người sắp tuyên khấn tối thiểu phải được 18 tuổi trọn; việc tu tập đã được thực hiện hữu hiệu; việc nhận cho khấn phải được tự do thực hiện do bề trên có thẩm quyền với sự biểu quyết của Ban Cố vấn chiếu theo quy tắc của Luật; lời tuyên khấn phải được phát biểu cách minh nhiên và không do bạo lực, sợ hãi nhgiêm trọng hoặc nam trá; việc nhận khấn phải được thực hiện do chính bề trên hợp pháp, hoặc nhờ một người khác

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm