Phật giáo

Giới luật của đạo Phật

Giới luật của Phật giáo chế định nhiều điều hướng dẫn người theo đạo tu tập. Giới luật có những quy định riêng, cụ thể cho từng đối tượng tu hành.

527

Nội dung của giới luật quy định những điều kiêng cấm nhằm chế ngự dục vọng, từ bỏ những việc ác, khuyến khích làm việc thiện để được giải thoát.

Ngũ giới

Đối với nam, nữ là tín đồ tu tại gia phải thực hiện 5 điều cấm hay còn gọi là Ngũ giới, gồm:

(1) Giới sát (không sát sanh);

(2) Giới đạo (không được trộm cắp);

(3) Giới tà dâm (không hành dâm với người khác ngoài vợ, ngoài chồng);

(4) Giới vọng ngữ (không được nói điều sai trái);

(5) Giới tửu (không uống rượu; ở một số vùng người dân có tập quán uống rượu thì đổi thành không được uống rượu say – hay gọi là già giới).

10 việc thiện

Song song với việc thực hiện 5 điều cấm, tín đồ phải thực hiện 10 việc thiện, gồm:

– 3 điều thiện về thân (không sát sinh; không trộm cắp; không tà dâm);

– 4 điều thiện về khẩu (không nói dối, không nói hai lời, không nói điều ác, không nói thêu dệt);

– 3 điều thiện về ý (không tham lam, không giận giữ, không tà kiến).

Đối với người xuất gia ở bậc Sa Di: ngoài việc thực hiện 5 giới (ngũ giới) như tín đồ tu tại gia, họ còn phải thực hiện thêm 5 giới khác, gồm:

(1) Không trang điểm, không bôi nước hoa hay xức dầu thơm;

(2) Không nằm giường đệm cao sang, giường rộng dùng cho 2 người;

(3) Không xem ca hát, nhảy múa và không được ca hát, nhảy múa;

(4) Không giữ vàng bạc;

(5) Không ăn quá giờ quy định.

Riêng đối với bậc tỳ kheo: tỳ kheo Tăng phải thực hiện 250 giới và tỳ kheo Ni phải thực hiện 348 giới. Giới luật của bậc Tỳ kheo quy định rất chi tiết, chặt chẽ từ việc ăn mặc, ở, đi, đứng, nằm, ngồi (hay còn gọi là hành, trụ, tọa, ngọa) cho đến mối quan hệ giao tiếp với gia đình, xã hội, đồng đạo, cách thức hành đạo, tu trì, lễ bái…

Giới luật của đạo Phật

6 điều hướng dẫn tu hành

Ngoài các giới luật trên, đối với người xuất gia, Phật giáo còn nêu lên 6 điều để hướng dẫn tu hành, gồm:

(1) Thân hòa đồng trụ – nghĩa là cùng sống hòa đồng trong một tập thể;

(2) Ý hòa đồng duyệt – nghĩa là một lòng một dạ, không trái ý nhau, cởi mở với nhau;

(3) Khẩu hòa vô tranh – nghĩa là nói năng hòa nhã, không tranh cãi;

(4) Giới hòa đồng tu – nghĩa là giữ chung một kỷ luật;

(5) Kiến hòa đồng giải, – nghĩa là hiểu biết, thông cảm, chia sẻ với nhau;

(6) Lợi hòa đồng quân – nghĩa là chia đều lợi ích cùng nhau hưởng.

Một số điều răn dạy của đạo Phật

Bên cạnh giới luật, Phật giáo còn nêu lên một số điều để răn dạy đối với tất cả những người con của Phật, kể cả người xuất gia và tín đồ tu hành tại gia, cụ thể như:

Tứ lượng vô tâm

(1) Làm cho người khác được hưởng sung sướng, an lạc;

(2) Làm cho người khác hết đau khổ, phiền não;

(3) Luôn vui vẻ, không ganh tị, hiềm khích trước hạnh phúc, thành tựu của người khác;

(4) Thanh thản, không luyến ái, không bực tức, nóng giận, không phiền não;

Vô ngã vị tha

Tức là không vì bản thân mình mà phải vì mọi người; hạnh lục độ.

(1) Luôn giúp đỡ người;

(2) Giữ gìn, tuân thủ giới luật;

(3) Kiên trì, nhẫn nại;

(4) Cần sự tiến bộ;

(5) Làm chủ bản thân;

(6) Có sự hiểu biết.

Tụng giới

Để thực hiện nghiêm túc giới luật, hàng tháng 2 lần vào ngày 15 và 29 (hoặc 30) theo âm lịch, những người xuất gia tu hành trong một chùa, tự viện sẽ tập hợp lại để tụng giới (tức là đọc lại các giới luật).

5 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2342

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2252

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2162

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm