Văn hóa tâm linh

Thế giới tâm linh Việt Nam và khái niệm ma quỷ

Việt Nam là đất nước có thế giới tâm linh rất là sắc màu do chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Á Đông lâu đời, Tam Giáo (Phật – Đạo – Nho), tín ngưỡng bản địa nên.

1051

Để hiểu khái niệm ma quỷ phải hiểu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trong văn hoá Việt Nam, thế giới vô hình tồn tại 4 nhóm hay còn gọi là 4 đạo: Thần (God), Tiên – Thánh (Immortal), Ma (Ghost), Quỷ (Demon).

Khái niệm Thần

Được hiểu là những thế lực quyền năng cai quản một thế giới, một nguyên tố hoặc một phương trời.

Ví dụ: Ông Trời là Đấng tạo dựng muôn loài, Thần Long Đỗ cai quản thành Thăng Long, thần Tài, thần Thổ Địa, thần Thành Hoàng, Ngọc Hoàng, Thiên Lôi, Diêm Vương, Phật, Bồ Tát, các Nữ Thần, các Bà, các Âm thần ….. Lạc Long Quân về cơ bản ổng là Long thần cai quản vùng biển Đông Hải. Về cơ bản, mọi thứ ở Việt Nam đều có thần cai quản.

Khái niệm Tiên hoặc Thánh

được hiểu là những con người sau khi tu tập hoặc cứu dân trị nước, được các vị Thần phong chức, hoá vào đạo Tiên.

Thế giới tâm linh Việt Nam và khái niệm ma quỷ

Ví dụ: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không, Trần Hưng Đạo, các Mẫu, các cô cậu, …. Khái niệm Thánh của Việt Nam khác với khái niệm Thánh của Công Giáo vì Thánh trong quan niệm Việt Nam có thể chết và chưa thoát khỏi vòng luân hồi. Âu Cơ là người thuộc dòng dõi Thần Nông – một dòng dõi Tiên tộc.

Khái niệm Ma

Theo văn hoá Việt Nam, linh hồn con người có 3 hồn và 7 vía. Sau khi chết thì 7 vía sẽ tan biến, còn 3 hồn sẽ đi vào Âm phủ để chịu phán xét bởi các Phán quan và luân hồi sang kiếp mới. Nhưng đôi khi vì “lỗi kĩ thuật” từ Âm phủ nên linh hồn con người vẫn còn mắc kẹt lại ở nhân gian, lang thang khắp nơi gọi là cô hồn, trường hợp linh hồn ông bà tổ tiên hiện về thường gọi là hương hồn gia tiên. Ma không hại con người nha quý dị. Nếu ma được tu tập và được giác ngộ có thể trở thành Tiên. Ở Việt Nam vì chịu ảnh hưởng của văn hoá Phật Giáo Đại Thừa, tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng xá tội vong nhân – cầu cho cô hồn – tương ứng với Tam Nhật Lễ Các Thánh và Tháng 11 của Công Giáo.

Khái niệm Quỷ

Quỷ có 2 loại: 1 là các thần tiên vì bất mãn mà xuống trần gian làm loạn, gây hại cho một khu vực nào đó. Loại khác là do linh hồn con người khi chết còn thù hận, không siêu thoát được nên thành quỷ. Nếu linh hồn con người bị thu thập và huấn luyện bởi các thầy pháp, họ sẽ trở thành quỷ, còn được biết đến là âm binh. Quỷ thường rất ác, có quyền năng hơn ma và là thứ đáng gờm vì nó săn lùng và giết hại con người. Một số sinh vật được đồng hoá với quỷ là các yêu tinh.

Thế giới tâm linh Việt Nam và khái niệm ma quỷ

Một số quỷ được truyền tụng trong dân gian với tên gọi ma như: Ma da, ma lai, ma cà rồng, ma rừng, ma xó, thần vòng (gọi là thần nhưng thực ra là linh hồn người treo cổ chết), quỷ nhập tràng, thần trùng (giải thích cho hiện tượng trùng tang), ma gà (một loại ma xó)…….

Ở Việt Nam, người có thể giao tiếp với thế giới vô hình thường được gọi là Thầy hoặc Cô.

Ví dụ: Thầy mo, thầy cúng, thầy đồng, cô đồng, ….

Ma quỷ ở Việt Nam cũng có ma quỷ tốt và ma quỷ xấu, ngoài ra họ còn có thể bị các thầy pháp bắt và sai khiến làm việc. Thường thì không ai có thể sai khiến Thần – Tiên, họ chỉ có thể sai khiến Ma – Quỷ, để trừ quỷ hay bắt quỷ thì thường các Thầy sẽ dùng bùa chú, ngải hoặc sử dụng thuật ếm.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm