Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp là một di tích đặc biệt gắn với lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc nay thuộc thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tam Á xưa là một xã ( Nhất xã/ nhất thôn) thuộc tổng Tam Á, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc. Nay là làng Tam Á, xã Gia Đông, Thuận Thành, Bắc Ninh được nhân dân địa phương thờ làm Thành Hoàng làng (ngôi đình làng nay không còn)

Sỹ Nhiếp là ai?

Sỹ Nhiếp (Hán tự: 士燮) (137-226) tự là Ngạn Uy, tổ tiên là người Vấn Dương nước Lỗ. Khi thi đỗ Mậu tài, bổ làm Huyện lệnh Vu Dương, sau đổi làm Thái thú quận Giao Chỉ, được tước Long Độ Đình Hầu, đóng đô ở Liên Lâu (tức Long Biên) vùng Dâu – Luy Lâu nay.

Khoảng năm 210, nhà Đông Hán loạn lạc Sỹ Nhiếp cai quản đất Giao Chỉ như một vị vua độc lập, không hề lệ thuộc vào nhà Hán. Dưới sự lãnh đạo hơn hai chục năm của Sỹ Nhiếp, Giao Chỉ được bình yên, kinh tế phát triển, giáo dục được xiển dương. Sỹ Nhiếp là người truyền bá văn hóa văn minh Hán học vào nước ta, đã xây dựng Luy Lâu sầm uất như một Kinh đô của nước độc lập là trung tâm kinh tế, văn hóa, nơi truyền bá Kinh Phật đầu tiên ở Giao Châu, lập trường dạy chữ Hán đầu tiên để truyền bá Nho học. Xây dựng một hệ thống chùa dày đặc, Hội Tứ Pháp gồm chùa Dâu (Thờ Pháp Vân), chùa Đậu (thờ Pháp Vũ), chùa Tướng (thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (thờ Pháp Điện), lấy chùa Dâu làm trung tâm. Ông đã biến Dâu thành trung tâm phật giáo lớn và cổ xưa nhất nước ta, các tăng sĩ Ấn Độ trực tiếp đến truyền giáo.

Nam giao học tổ ” Sỹ Vương” là mỹ tự mà các nhà Nho nước ta suy tôn ngài Sỹ Nhiếp. Cho rằng, Sỹ Nhiếp chính là ông tổ của sự nghiệp truyền bá văn hóa Hán ở Giao Châu. Thực tế, chỉ từ khi Sỹ Nhiếp cầm quyền, chính ông mới là người cổ súy cho việc truyền bá chữ Hán vào Giao Chỉ.

Thời các vua Hùng, nước Văn Lang đã có chữ viết đó chính là chữ viết hình ngọn lửa (Hỏa tự), hay có người gọi là “Khoa Đẩu tự”, đã bị người Tàu xóa bỏ, thay thế bằng chữ Hán. Cho đến nay, chữ viết cổ (Khoa Đẩu tự) của người Việt cổ đã được nghiên cứu ở nhiều góc nhìn, khá rộng rãi và đã được các nhà khoa học ở phương Tây, ở cả Trung Quốc thừa nhận. Nền văn minh sông Hồng vĩ đại của người Lạc Việt có từ thời các vua Hùng, do hàng ngàn năm đô hộ, người Tàu đã âm mưu xóa sạch. Tuy nhiên, vẫn còn đó những chiếc trống đồng và rất nhiều di vật đã và đang được khai quật, tìm thấy gần đây, đã chứng minh được người Việt cổ đã có chữ viết, có nền văn hóa, giáo dục riêng, vô cùng độc đáo.

Ai là “Nam Giao Học Tổ” ở thời kỳ này? Có hay không? Nếu nói rằng Sĩ Nhiếp là “Nam Giao Học Tổ”, thì có lẽ chỉ nên tính từ thời điểm có sự xuất hiện của Sĩ Nhiếp và chữ Hán mà thôi.
Năm 226, Sỹ Nhiếp mất, hưởng thọ 90 tuổi, kết thúc sự nghiệp cai trị Giao Châu khoảng 40 năm. Nhà Trần sắc phong cho Sỹ Nhiếp bằng những lời đẹp đẽ là “Thiện cảm Gia ứng Linh vũ Đại Vương”.

Khu di tích Đền và lăng mộ Sỹ Nhiếp

Khu di tích Đền và lăng mộ Sỹ Nhiếp – “ Nam giao học tổ” nằm trên một gò đất cao phía tây bắc cuối làng Tam Á, Là nơi mà theo các tài liệu và văn bia còn được lưu giữ tại đây cho biết chính là nơi Sỹ nhiếp đã mở trường dậy chữ Hán và truyền thụ Nho Giáo đầu tiên ở nước ta.

Ngôi đình hiện nay được tạo dựng theo kiểu chữ “Đinh” gồm 5 gian tiền tế phía trước, tiếp lối là 3 gian hậu cung, liên kết kiến trúc kiểu giá chiêng, chồng giường, kẻ truyền. Trước ngôi Đền là khoảng sân rộng, hai bên là hai dẫy nhà hành lang, mỗi bên 9 gian và tổng là 18 gian.

Đặc biệt, phía ngoài đền vẫn còn hiện hữu công trình kiến trúc to lớn cổ kính là cổng đền, có kiến trúc theo lối ngũ môn hai tầng 8 mái ( nay đã bịt mất hai cửa phía ngoài hai bên) phía trên vẫn còn rõ 4 chữ Hán lớn đắp nổi “Nam giao học tổ” ở mặt trước. Trong hậu cung đền thờ tượng Sĩ Nhiếp, hai bên phía ngoài là các tượng quan văn, võ đứng chầu, mỗi bên 5 tượng và tổng là 10 tượng với vai trò cận vệ.

Khu lăng mộ phía sau đền, hướng tây bắc có một ban thờ ở chính giữa phía trong lối vào trước gò mộ của Sỹ Nhiếp, trước lăng mộ bên trái còn có một con Cừu đá nằm ở tư thế quỳ phục ( giống con Cừu đá đặt ở đằng trước dưới chân tháp Hòa Phong – chùa Dâu).

Ngoài việc nhân dân địa phương duy trì hương khói thờ phụng quanh năm, hăng năm còn tổ chức lễ hội và thực hiện những lễ thức tế lễ và rước hội, diễn ra trong 3 ngày từ ngày mồng 5 đến hết ngày mồng 7 tháng giêng.

Hình ảnh Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Đền Sỹ Nhiếp ở Thuận Thành – Bắc Ninh

Updated: 10/02/2023 — 3:51 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *