Tứ Phủ Thánh Mẫu

Đền thờ Quan Hoàng Chín ở Nghệ An

Đền Quan Hoàng Chín hay còn gọi là Đền Ông Chín Cờn, hay Đền Cờn Ngoài thuộc xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

1794

Đền thờ Quan Hoàng Chín tức thánh hoàng thứ chín trong Tứ Phủ Quan Hoàng.

Lưu ý thêm rằng tại xã Quỳnh Phương có hai ngôi đền: Đền Cờn trong còn gọi là Đền Mẫu Cờn thờ Mẫu Dương Quý Phi, Đền Cờn ngoài thờ Quan Hoàng Chín và vua quan nhà Nam Tống. Đền Cờn ngoài nằm sát bờ biển. Đền Cờn trong nằm trong đất liền. Hai ngôi đền cách nhau hơn một cây số.

Lịch sử đền Quan Hoàng Chín

Trước đây, nơi đây Đền Cờn trong thờ chung Tứ Vị Thánh Nương (Hoàng hậu Dương Quý Phi, 2 cô công chúa và 1 người hầu của Hoàng Hậu) và Vua Tống Đế Bình cùng 3 vị tướng của ngài. Do quan niệm “Nam nữ thụ thụ bất tương thân” nên đầu thế kỷ thứ 19 vua Gia Long đã chuyển cung thờ Vua quan Tống Đế Bính ra phối thờ ở Đền Cờn ngoài.

Đền thờ Quan Hoàng Chín ở Nghệ An

Trước khi Vua, quan nhà Nam Tống được di chuyển phối thờ tại nơi đây thì xa xưa trên núi Thằn Lằn đã có một ngôi đền được xây dựng từ thượng cổ gọi là Đền Cờn ngoài. Ngôi đền này thờ quan Hoàng Chín.

Thần tích về Quan Hoàng Chín

Theo sách Ô Châu Cận Lục – Nhà Xuất bản Chính Trị Quốc Gia thì Thần tích về Quan Hoàng Chín như sau:

” Đời vua Hùng thứ 13, Hoàng hậu chỉ sinh hai công chúa chứ chưa có hoàng tử nối ngôi. Quần thần thấy Vua đã già mà chưa có người nối ngôi, bèn tâu hãy lập con trai của thứ phi làm thái tử. Vua đáp “Trẫm vừa nghe hậu nói có thai ,vậy hãy đợi xem sao “. Thứ phi nghe vậy sợ rằng con mình không được lập, âm mưu mua chuộc bà đỡ nhờ bà giết con trai của Hoàng Hậu nếu được sinh ra. Bà đỡ trả lời :” Nghề của tôi là cứu người chứ sao lại giết ? Nay tôi có mẹo khác làm đứa bé thành ái nam ái nữ, tất nó không được lập “.

Đến kỳ hoàng hậu khai hoa, bà đỡ lén lấy lá trong rừng xoa vào bộ phận sinh dục đứa bé. Nhà Vua tuần thú trở về hỏi hậu sinh trai hay gái ? Kẻ tả hữu đáp:” Sinh trai, nhưng chỗ âm dương không đầy đủ “. Hậu nghe được liền nói :”Ta vốn sinh trai, hình hài rõ ràng, nay lại không đủ, tất là do âm mưu của thứ phi “. Từ đó hậu trở nên cau có gắt gỏng. Vua nổi giận hạ lệnh đẩy mẹ con Hoàng Hậu ra ngoài đảo xa, đến cửa Cờn thì mất. Ngư dân ngủ đêm ở đấy được thần báo mộng rằng ” Ta là vua nước Nam, bị kẻ khác rắp tâm hãm hại. Thượng đế thương mẹ con ta nên đã phong làm thần rồi “. Dân chài khấn rằng “Như thần có linh thiêng, xin phù hộ cho đánh được nhiều cá ,chúng tôi sẽ lập đền thờ”. Quả như lời, ngư dân liền lập đền thờ.

Đền rất linh hiển. Theo tác giả Tuấn Anh đăng trên trang hatvan.vn: Căn cứ bài thơ đêm ngày 04/12 năm Quý Tỵ ngài đã giáng âm cho Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng Con người, ngài muốn người đời khi đến khấn ngài thi khấn là Thái tử trấn cửa biển Cờn Môn. Ngài chính là Hoàng Thái Tử, con vua Hùng thứ 13 bị đầy ra biển Cờn Môn cùng với hai mị nương và Hoàng Hậu – mẹ của ngài.

Như vậy, theo thần tích này đền Quan Hoàng Chín có từ rất xa xưa, thậm chí hàng ngàn năm trước.

Vua Tống Đế Bính là ai?

Tống Đế Bính lên ngôi khi 9 tuổi vào năm 1278. Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), do quân Tống thất bại trong trận chiến Tống – Nguyên, Vua Tống Đế Bính cùng quan quân nhảy xuống biển tự vẫn. Thái hậu và các công chúa vì thương tiếc nhà Vua cũng nhảy xuống biển tự vẫn theo, thân xác trôi dạt đến cửa Cờn (Nghệ An). Người dân nơi đây đã vớt lên chôn cất và thờ tại Đền Cờn ngoài.

Thương cảm tấm lòng nghĩa vì nước quên thân của các vị thánh nương nên nhân dân đã lập đền thờ 4 vị thánh nương và thờ luôn những người thân của họ là Vua Tống Kế Bính và 3 tướng thân tín của vua.

Tranh luận về thần chủ đền Cờn ngoài

Hiện nay, có một số người cho rằng Đền Cờn ngoài là nơi thờ chính của Quan Hoàng Bơ. Theo quan niệm này, Quan Hoàng Bơ có giáng trần và hiện thân của ngài chính là Vua Trung Quốc Tống Đế Bính. Như vậy, là thần tích Quan Hoàng Bơ là Vua Nam Tống hoàn toàn khác với Quan Hoàng Bơ có ở đền Quan Hoàng Bơ ở Hàn Sơn và Đền Hưng Công – Thái Bình là người Việt Nam. Người viết bài này cho rằng việc cho rằng vua Tống Đế Bính là quan Hoàng Bơ giáng sinh có vẻ không hợp lý. Vua Tống Đế Bính chỉ mới phối thờ vào Đền Cờn ngoài từ đời Vua Gia Long đầu thế kỷ 19 chứ không phải đền cổ thờ vua Tống Đế Bính.

Đền thờ Quan Hoàng Chín ở Nghệ An

Như vậy, thần chủ chính của Đền Cờn ngoài chính là Quan Hoàng Chín chứ không phải là Quan Hoàng Bơ hay vua Tống Đế Bính. Về điều này, rất mong có được sự phản hồi của các bác tìm hiểu về ngôi đền này.

Trang phục của Quan Hoàng Chín

Quan Hoàng Chín rất ít khi về ngự đồng. Trang phục của ngài thường là màu đen, áo dài, khăn xếp theo dáng ông đồ nho ngày xưa.

Đền thờ Quan Hoàng Chín ở Nghệ An

Bài trí phối thờ của Đền Quan Hoàng Chín (Đền Cờn ngoài).

Đền Cờn ngoài của 3 gian đại bái:

– Gian đài bái ngoài gồm: Cung chính giữa thờ Quan Hoàng Chín, Quan Hoàng Mười; bên phải, bên trái là cung thờ Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu; hai đầu hồi là cung thờ Cậu bé, Cô bé bản đền.

– Gian đại bái thứ hai: Cung thờ Ngũ Vị Tôn Ông

– Gian thứ đại bái thứ ba: Thờ Vua Tống Đế Bính và 3 tướng của ông là: Lục Tú Phu, Lương Thế Kiệt và Văn Thiên Tường

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3134

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 2995

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm