Văn hóa tâm linh

Chùa Ngọc Hồi ở Thanh Trì, Hà Nội

Chùa Ngọc Hồi nằm ở đầu làng Ngọc Hồi, xưa thuộc tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông; nay thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

1149

Vị trí chùa Ngọc Hồi

Chùa Ngọc Hồi có tên chữ là Ngọc Hồi Tự, chùa tọa lạc ven sông Tô Lịch, gần quốc lộ 1A, thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Chùa Ngọc Hồi đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1990.

Chùa Ngọc Hồi được xây dựng từ bao giờ?

Theo truyền thuyết, chùa Ngọc Hồi có được xây dựng từ thời nhà Trần.

Vùng đất Ngọc Hồi gắn liền với lịch sử hào hùng khi vua Quang Trung đem đại quân bao vây và hạ đồn Ngọc Hồi rạng sáng ngày 30/1/1789. Quân Tây Sơn đã giải phóng hoàn toàn kinh thành Thăng Long vào chiều mùng 5 tết Kỷ Dậu, trước khi nhân dân hạ nêu. 200 năm sau, cạnh ngôi chùa Ngọc Hồi có một đài tưởng niệm khá lớn để tưởng nhớ đến chiến công oanh liệt này.

Chùa Ngọc Hồi thờ ai?

Ngôi chùa thờ ba anh em Bảo Công, Ả Mô Nương và Nhị Mô Nương. Khi ấy Ngọc Hồi là một ngôi làng đông đúc tên Vĩnh Khang, do ba anh em cai quản. Ba người đã cùng nhân dân tham gia chiến đấu chống giặc Nguyên Mông nên sau khi mất đã được vua Trần phong làm Quảng hoá đại vương, nhân dân tôn làm thành hoàng làng và thờ phụng tại Ngọc Hồi.

Kiến trúc – cảnh quan chùa Ngọc Hồi

Một điều bình dị nhưng đọng lại trong lòng người dân nơi đây nhiều ấn tượng đẹp về ngôi chùa đó chính là vườn nhãn xanh ươm bao phủ toàn khuôn viên chùa. Vào mùa hạ, nơi đây mang bầu không khí thanh mát và yên bình đến lạ thường. Tháng hai âm lịch chính là thời điểm nhãn đơm hoa, mùi hương phảng phất hòa quyện với gió khiến bất cứ ai phải xao xuyến ngất ngây như bước vào chốn tiên cảnh. Sang tháng sáu âm lịch, vườn nhãn kết trái ngọt, ong bay rợp vườn. Nhà chùa có lệ thường hái những chùm nhãn đầu tiên dâng cúng lễ Phật.

Chùa Ngọc Hồi có kết cấu kiến trúc hình chữ Đinh với hai phần chính là Tiền đường và Thượng điện. Kiến trúc cổng tam quan vô cùng độc đáo, được thiết kế dưới dạng một tháp chuông cao nhiều tầng.

Chùa Ngọc Hồi ở Thanh Trì, Hà Nội

Chùa Ngọc Hồi ở Thanh Trì, Hà Nội

Tiền đường là toà nhà 5 gian với bờ nóc đắp dải hoa chanh, chính giữa đề tên chữ của chùa.

Chùa Ngọc Hồi ở Thanh Trì, Hà Nội

Chùa Ngọc Hồi ở Thanh Trì, Hà Nội

Đáng chú ý là hai bức phù điêu Hộ Pháp. Ở các ngôi chùa miền Bắc, tượng Hộ Pháp được tạo tác với kích thước lớn, trang phục giống võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ và ngồi trên sư tử, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp. Nhưng ở chùa Ngọc Hồi, Hộ Pháp lại được chạm phù điêu cưỡi sư tử, tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, hiền hòa hơn.

Thượng điện trải dài từ gian giữa Tiền đường về phía sau, bức hoành phi Như Lai được treo trang trọng nhất ở trên cùng của Phật điện. Bên phải chùa là một tòa nhà hai gian kiến trúc chữ Nhị, chính giữa là ban thờ Phật Địa Tạng, hai bên thờ gia tiên. Sâu vào trong có 3 gian thờ Mẫu, 1 phòng trụ trì, 3 gian nhà khách. Sau chùa có 5 gian thờ Tổ. Tiếp theo là hành lang bên trái chùa, trong đó có 3 gian nhà khách và 3 gian hành lang.

Chính giữa bài trí tượng tổ Bồ Đề Đạt Ma, hai bên là ban thờ sư Tổ.

Chùa Ngọc Hồi ở Thanh Trì, Hà Nội

Di tích tại chùa Ngọc Hồi

Chùa Ngọc Hồi có hệ thống tượng vô cùng phong phú và đa dạng. Hiện nay chùa lưu giữ được tổng cộng 42 pho tượng tròn, được chạm trổ tinh tế, một đại hồng chung “Ngọc Hồi tự chung”, 6 tấm bia đá, 2 phù điêu, 3 câu đối và nhiều đồ tự khí.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm