Văn hóa tâm linh

Nhà lợp bổi – nét độc đáo của cư dân ven biển Kim Sơn (Ninh Bình)

576

Huyện Kim Sơn, vùng đất mới do công của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ khai mở, là địa phương ven biển của tỉnh Ninh Bình. Nơi đây nổi tiếng với nghề thủ công mỹ nghệ về cây cói, cũng chính vì thế ở huyện miền biển này một thời đa số các nhà dân đều lợp mái bằng thân cây cói, thay vì lợp bằng ngói các loại hay rơm rạ như nhiều nơi khác trong cả nước.

Truớc đây, do kinh tế chưa phát triển, đời sống người dân vùng biển này còn nhiều khó khăn, thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp nên phát triển kém. Để có tiền xây được căn nhà kiên cố lợp ngói hay đổ mái bằng là cả một quá trình phấn đấu. Nhiều hộ trồng cói, làm nghề thủ công mỹ nghệ đã chọn bổi (thân cói loại không sử dụng được) để lợp nhà. Cũng vì thế mà nhà mái bổi gắn bó với người dân miền biển này từ xa xưa đến nay. Bổi được chọn làm nguyên liệu để lợp nhà vì có độ bền cao hơn rơm rạ, chịu được nắng mưa tốt. Lợp nhà mái bổi chi phí thấp hơn ngói vì tận dụng được lượng thân cói thừa trong quá trình sản xuất. Dùng vật liệu này lợp nhà, mùa đông thì ấm, mùa hè rất mát, mùa mưa bão lại không sợ tốc mái như ở nhà ngói.

Nhà lợp bổi - nét độc đáo của cư dân ven biển Kim Sơn (Ninh Bình)

Kết cấu những căn nhà mái bổi cũng thường được xây dựng kiểu kiến trúc nhà ba gian hai trái, năm gian hai trái đặc trưng Bắc Bộ. Thường ba gian giữa được gia chủ dùng làm phòng khách. Hai trái hai bên thường được xây lồi ra bên ngoài, đây được xem như là phần kín của ngôi nhà để gia chủ dùng làm phòng ngủ hay cất giữ những thứ quan trọng trong gia đình.

Nhà lợp bổi - nét độc đáo của cư dân ven biển Kim Sơn (Ninh Bình)

Các gian nhà được phân chia bằng các “vì”, ba gian giữa thông nhau, nơi giáp ranh giữa ba gian chính và hai trái được ngăn cách bởi bức tường gỗ. Nhà mái cói cũng được xây dựng không khác gì nhà mái ngói, mái cũng được thiết kế kiên cố với hệ thống cột, kèo, rui mè bằng gỗ và tre luồng.

Nhà lợp bổi - nét độc đáo của cư dân ven biển Kim Sơn (Ninh Bình)

Hiện nay,nhiều gia đình ở Kim Sơn vẫn còn dùng nhà mái bổi, vách đắp đất kiểu “nhà tranh vách đất”. Đất đắp vách là loại đất sét có độ bền cao nên có thể sử dụng nhiều năm mà không bị hư hại. Đắp vách đất hiện giờ rất ít hộ dùng cho nhà lớn mà chủ yếu là các bức tường của công trình phụ như bếp hay nơi chăn nuôi gia súc gia cầm. Do vùng này khi hậu mùa hè rất nóng,
bà con không lợp mái nhà bằng ngói hay tôn là vì không mát bằng lợp mái bổi. Ngoài ra, lợp bổi có độ bền cao hơn lợp mái ngói, bên cạnh đó nhiều gia đình cũng muốn giữ lại kiến trúc cổ của căn nhà độc đáo mà ông cha để lại cho gia đình.

Nhà lợp bổi - nét độc đáo của cư dân ven biển Kim Sơn (Ninh Bình)

Hiện nay, nếu sử dụng bổi lợp nhà thì đắt hơn trước vì người dân ít trồng cói, không mua được cói loại để tận dụng. So với lợp ngói, căn nhà lợp bổi hết gấp đôi số tiền lợp ngói.

Trong quá trình đô thị hoá nông thôn, xen lẫn những ngôi nhà cao tầng khang trang, nhà mái ngói đỏ chót hay mái tôn kiên cố, những ngôi nhà mái bổi vẫn tồn tại một cách mộc mạc, đơn sơ giữa đời sống hiện đại. Những ngôi nhà này gợi nhớ cho bao nhiều về ký ức xa xưa ở vùng đất bãi bồi ven biển Kim Sơn.

Với nhiều gia đình ở huyện Kim Sơn, nhà mái bổi vẫn là mái ấm với họ trong suốt thời gian dài. Nhiều nhà do không có điều kiện xây nhà mới nên vẫn ở nhà mái bổi, nhưng nhiều nhà vẫn quyết giữ lại căn nhà kỷ niệm của gia đình, đó cũng từng là kiểu nhà đặc trưng “vang bóng một thời” ở huyện miền biển của tỉnh Ninh Bình.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm