Văn hóa tâm linh

Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ

Hoa cúc vàng là loài hoa thường dùng để trang trí bàn thờ. Cách cắm hoa cúc vàng như thế nào cho đúng và đẹp.

453

Hãy cùng Vanhoatamlinh.com đi tìm hiểu qua bài viết này.

Tại sao trên bàn thờ thường cắm hoa cúc?

Hoa cúc được sử dụng nhiều trên ban thờ là vì ý nghĩa đặc biệt của nó. Truyền thuyết xưa kể lại rằng, một gia đình nọ có hai mẹ con chung sống với nhau, không may mẹ cô bé bị bệnh rất nặng. Cô bé rất thương mẹ, nhưng gia đình nghèo khó không có tiền mua thuốc chữa trị.

Cô buồn bã ngồi khóc bên đường, tình cờ có một ông lão đi qua. Thấy bé gái khóc, ông hỏi thăm và biết sự tình. Ông chỉ cho cô bé tìm đến một gốc cây cổ thụ to trong rừng, hái một bông hoa duy nhất ở đó, bông hoa có bao nhiêu cánh thì người mẹ sẽ sống được ngần đó ngày.

Nghe lời ông lão, cô bé tìm tận vào rừng sâu và trèo lên hái bông hoa xuống. Nhưng bông hoa đó chỉ có bốn cánh, nghĩa là mẹ cô chỉ sống được bốn ngày nữa.

Thương mẹ, cô bé dùng tay xé nhỏ những cánh hoa lớn thành các cánh hoa nhỏ, nhiều tới mức không đếm được. Cảm động về tấm lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình, người đời đã đặt tên và truyền tai nhau về loài hoa cúc.

Đến nay, trong những dịp lễ Tết, người ta vẫn dùng hoa cúc để bày tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hay trong ngày tang lễ, hoa cúc để bày tỏ lòng thương tiếc tới người đã khuất.

Thường thì hoa cúc vàng sẽ dành cho những người đã lập gia đình. Còn hoa cúc trắng dành cho những người trẻ đã khuất nhưng chưa có gia đình.

Ý nghĩa của hoa cúc cắm trên ban thờ

Không chỉ tạo vẻ đẹp sang trọng trên ban thờ, mà hoa cúc còn mang tới rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Cắm hoa cúc trên bàn thờ để thể hiện biết ơn, hiếu thảo, tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Ngoài ra, hoa cúc còn là biểu tượng của tài lộc, của cải, sự thịnh vượng.

Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ

Ngày Tết cắm hoa cúc gợi lên ý nghĩa về sự đoàn kết, sum họp gia đình, ấm cúng.

Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ

1. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng

– Bình cắm hoa

– Hoa cúc: 9 bông

– Kéo cắt

2. Cắm hoa cúc theo các bước

– Bước 1: Cắt tỉa cành hoa

+ Bạn cần lựa những cành hoa dài nhất để cắt. Ướm với bình hoa, cắt sao cho chiều cao của bông hoa hơn bình hoa khoảng 3-5 cm.

+ Những cành hoa còn lại thì sẽ cắt ngắn hơn các cành trước khoảng 1-2 cm

– Bước 2: Ngắt bớt lá:

Vì hoa cúc có rất nhiều lá, lúc cắm vào trông lộn xộn, hơn nữa nhiều lá khiến cho cành dễ bị hư thối. Vì thế bạn nên ngắt bớt một số lá ở phần dưới của cành hoa.

– Bước 3: Đổ nước vào bình:

+ Đổ nước ngập khoảng ⅔ chiều cao của bình hoa. Ngoài ra bạn có thể nghiền 1-2 viên Vitamin B1 để hòa chung với nước, như vậy sẽ giúp hoa tươi lâu hơn, để được trong thời gian lâu hơn.

– Bước 4: Cắm hoa:

+ Cắm hoa lần lượt theo thứ tự. Đầu tiên bạn cắm 4 cành cao nhất vào chính giữa bình. Sau đó cắm cành có độ dài ngắn hơn xen kỹ xung quanh.

+ Khi cắm xong thì bạn dùng tay tách các cành hoa cho nó có khoảng cách hơn. Sau đó căn chỉnh khoảng cách giữa các cành sao cho tổng thể được hài hòa nhất.

– Bước 5: Chưng lên bàn thờ

Sau khi đã hoàn thành cắm hoa xong thì bạn hãy lau sạch mặt ngoài của bình, rồi đặt bình hoa lên bàn thờ.

Những lưu ý khi cắm hoa cúc vàng để bàn thờ

Khi cắm hoa cúc lên ban thờ, quý bạn cần lưu ý tới một số điều sau:

– Nên chọn những bông hoa cúc tươi, nở đều, to/bé đều được. Vì có một số mùa tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu mà hoa sẽ khác nhau.

– Không nên cắm quá nhiều loài hoa đan xen với hoa cúc, như vậy nó sẽ làm mất đi sự sang trọng, ý nghĩa của hoa.

– Cần chú ý tới sự cân đối của bình hoa cúc với ban thờ. Nếu ban thờ nhỏ hẹn thì nên cắm những bình hoa cúc kích thước nhỏ. Không nên đặt một lọ hoa quá to trên ban thờ nhỏ, chiếm nhiều diện tích không để được các đồ thờ khác.

Trên đây là đã chia sẻ cách cắm hoa cúc vàng để trên bàn thờ của Vanhoatamlinh.com. Hy vọng bạn đọc sẽ tự tay chuẩn bị được những bình hoa cúc vàng đẹp để chưng trên ban thờ gia tiên của nhà mình.

5 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm