Ca trù là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của Ca trù

Ca trù là một loại hình âm nhạc truyền thống của miền Bắc nước ta. Tuy nhiên hiện nay, loại hình nghệ thuật này ít được giới trẻ đón nhận.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Để tìm hiểu về đặc điểm cũng như giá trị của ca trù, mời độc giả đọc hết bài viết này.

Ca trù là gì?

Ca trù là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng, kết hợp thơ ca và âm nhạc rất được ưa chuộng, thịnh hành tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ở thế kỷ 15.

Ca trù còn có các tên gọi khác như hát cô đầu, hát nhà trò…

Một chầu hát cần có ba thành phần chính:

  • Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,
  • Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát
  • Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

Nguồn gốc và sự phát triển của ca trù

Ca trù khởi nguồn từ lối hát Đào nương, một lối hát lấy giọng nữ làm trọng và đã xuất hiện trong đời sống người Việt hơn hai thế kỷ trước Công nguyên:

Thời Tiền Lê, năm Thiên Phúc thứ 8 (987), Đại Hành Hoàng đế sai Khuông Việt chế khúc để hát tiễn sứ thần phương Bắc Lý Giác về nước. Khác với lối làm thơ, chế khúc là viết ca từ cho một ca điệu có sẵn, ca nương dựa vào điệu mà “bẻ thành làn hát” đây chính là tiền thân của hát ca trù..

Thời Lý, năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) tại Thăng Long vua Lý Thái Tổ định ra hát xướng, con trai gọi là Quản giáp, con gái gọi là Ả đào (dân gian vẫn gọi là quản – đào). Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nghề ca xướng, và những người làm nghề ca xướng được nhà nước coi trọng và lập ra tổ chức để họ hành nghề. Do vậy mà nghệ thuật quản – đào ngày càng phát triển và hoàn thiện..

Thời Trần (1225 -1400), âm nhạc có quản giáp, ả đào ngày càng thịnh hành, ngày càng thể hiện vai trò “bao sân” trong đời sống xã hội.

Thời Lê Sơ, năm thứ 4 Thiệu Bình (1437), vua Lê Thái Tông sai Lương Đăng định ra quy chế lễ nhạc. Sinh hoạt nhạc quan – đào thu hẹp dần quy mô và phân chia thành hai bộ phận Nhạc bát âm và Hát ả đào.

Từ niên hiệu Hồng Đức (1470) đến niên hiệu Đức Nguyên (1675), những người hành nghề âm nhạc phải sinh hoạt trong một tổ chức mới gọi là ty giáo phường. Nghệ thuật trình diễn phục vụ cúng tế ấy là những canh hát thờ thần, sau này quen gọi là hát cửa đình.

Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX nhu cầu nghe hát ca trù phát triển rầm rộ khắp nước. Nhiều đào nương ở nông thôn đua nhau ra Hà Nội và các tỉnh thành, phố thị mưu sinh.

Ca trù là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của Ca trù

Người nhiều tiền thì thuê địa điểm mở nhà hát ca trù ngay ven đường, người ít tiền thì đi hát thuê. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển quá nóng nhà hát ca trù ở các đô thị Việt Nam thời bấy giờ. Để thu hút khách, các chủ nhà hát đã chiêu mộ thêm những cô gái trẻ không biết hát làm công việc chiêu đãi khách gọi là cô đầu rượu.

Theo Nguyễn Xuân Diện trong Đặc khảo ca trù Việt Nam thì ca trù được hoàn thiện cơ bản về lối chơi vào thế kỷ thứ XV. Trong khi các tư liệu mỹ thuật và khảo cổ học chưa đủ chứng lý khẳng định ca trù có từ thời Lý (Thế kỷ XI), thì bài thơ của Lê Đức Mao là tư liệu sớm nhất về ca trù và đáng tin cậy nhất để có thể chắc chắn vào thế kỷ XV ca trù đã có mặt ở nước ta

Bản chất âm thanh của ca trù

Ca trù vừa là loại khí nhạc (vocal music), vừa là loại thanh nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc độc đáo, tinh vi.

– Thanh nhạc: Người hát ca trù phải có giọng cao , trong , thanh và phải vang, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ tiếng, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Người hát ca trù vừa hát, vừa gõ phách. 5 khổ phách cơ bản phải biết rất rõ, tiếng phách phải giòn, chắc, dứt điểm. Lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau. Bạn có thẻ sử dụng các dòng loa karaoke chuyên dụng để nghe ca trù thì sẽ thấy âm thanh hay và vượt trội nhất.

– Khí nhạc: Đàn đáy chính là kép đàn dùng làm phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ phách, khổ đàn và tiếng ca phải hòa quyện vào nhau. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hào hoa, bay bướm và sáng tạo. Ca trù hiện đang được phổ biến hát rất nhiều trong các hệ thống âm thanh hội trường.

Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu. Quan viên sẽ có nhiệm vụ phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào chưa hay và hay.

Danh xưng nghệ thuật trình diễn ca trù

Hát ả đào

Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên: Đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương. Theo đó, Ả đào được coi là tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc ca trù.

Hát cửa đình

Đây là hình thức sinh hoạt ca trù phục vụ cho nghi thức tế lễ thần thánh ở các đình hay đền làng.

Hát ca trù

Xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là Trù, làm bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Vì thế hát ả đào còn được gọi là ca trù, nghĩa là hát thẻ.

Hát cửa quyền

Đây là hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca trù trong nghi thức cung đình thời phong kiến.

Hát nhà trò

Ả đào miệng hát tay múa uốn éo lên xuống, làm bộ điệu người điên, người say rượu, người đi săn… Vì vừa hát vừa làm trò nên gọi là hát nhà trò.

Hát nhà tơ

Được gọi là Hát nhà tơ, nghĩa là hát ở trong ty quan.

Hát cô đầu

Những ả đào danh ca dạy con em thành nghề, mỗi khi đi hát đình đám bọn con em phải trích ra một món tiền để cung dương thầy gọi là tiền Đầu. Sau người ta dùng tiếng cô thầy tiếng ả cho rõ ràng và tiếng đầu thay tiếng đào để tỏ ý tán tụng là bậc danh ca lão luyện đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là Cô đầu.

Hát ca công

Ca công là danh từ được dùng để chỉ các nghệ sĩ chốn giáo phường. Theo đó, Hát ca công hàm ý là âm nhạc giáo phường.

Ca nương – Ả đào

Ca nương – Ả đào là thành viên quan trọng của tiệc ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở chỗ ả đào vừa hát vừa gõ phách.

Kép, kép đàn

Kép cùng với đào là những thành viên quan trọng trong tổ chức hát ca trù, thông thường cũng được gọi chung là đào kép, hay thời nay gọi là ca nương

Kép đàn, trong đó vai trò chính của kép là gảy đàn (nhạc công), đào là người hát.

Quan viên, cầm chầu

Khái niệm quan viên trong ca trù dùng để gọi những người tham gia nghe hát. Trong một cuộc hát ca trù, quan viên cũng có thể tham gia cầm chầu. Họ có thể vừa là công chúng thưởng thức và cũng có thể là thành viên của ban nhạc.

Ngoài danh xưng các chủ thể văn hóa trong ca trù, để tạo nên giá trị nghệ thuật âm nhạc trong ca trù, cần có sự hòa quyện của nghệ thuật diễn xướng, các nhạc cụ và lời ca tiếng hát của đào nương, trong đó, cỗ phách, đàn đáy, trống chầu là linh hồn của nghệ thuật ca trù.

Hệ thống bài bản ca trù liên quan đến tổ chức, thiết chế

– Quản giáp: Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì người đứng đầu trong giáo phường gọi là ông trùm, đứng đầu các trùm là các quản giáo hoặc nếu quản giáp là người đứng đầu giáo phường thì là kép hát, không nên hiểu quản giáp như một chức trách.

– Giáo phường: Là một tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Cô đầu và kép từng vùng đều có một tên họ riêng, đào, kép ở họ nào mang tên họ ấy kèm theo tên của mình. Trong tổ chức giáo phường thời Lê, giáo phường có hai loại là giáo phường cung đình và giáo phường dân gian. Giáo phường cung đình có trách nhiệm như một Ty giáo phường. Ngoài ra, còn có một tên gọi khác nữa của giáo phường là giáo phòng. Bên cạnh đó còn có các xóm Nhà trò, thôn Ả đào cũng là những không gian văn hóa ca trù tương tự như giáo phường.

– Ty giáo phường: Là một sự liên kết, tập hợp của các giáo phường các địa phương các xã, các giáp, các họ. Ty giáo phường là cơ quan chuyên nắm giữ tục nhạc (âm nhạc dân gian), là nơi thu thập, chỉnh lý và truyền bá nhạc vũ dân gian. Có Ty giáo phường cấp phủ (tỉnh, thành hiện nay) và Ty giáo phường cấp huyện bao gồm giáo phường các xã, các giáp, các họ mà thành.

Các vùng ca trù trên cả nước

Hiện nay, cả nước có 15 tỉnh, thành phố có hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù. Đại đa số nằm ở các tỉnh, thành Bắc Bộ đến Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhắc đến các vùng ca trù nổi tiếng từ xưa, có thể kể đến vùng ca trù Hà Tĩnh với cái nôi ca trù làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân; vùng ca trù Hà Tây cũ với các làng, giáo phường ca trù như Chanh Thôn, Ngãi Cầu; và đặc biệt là vùng ca trù khu vực phía Đông Hà Nội như Đông Anh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương với mật độ dày đặc các làng, giáo phường ca trù cổ. Các vùng ca trù trên cả nước trước đây có tới hàng trăm làng, giáo phường ca trù. Hiện có tổng cộng hơn 60 CLB, giáo phường, nhóm ca trù đang hoạt động. So với trước khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới năm 2009 thì số lượng CLB ca trù đã tăng lên đáng kể, nhưng số lượng nghệ nhân ca trù lão làng đã tiếp tục giảm xuống do nhiều cụ đã mất.

Xét về các CLB, giáo phường thì Hà Nội có gần 20 CLB, giáo phường, nhóm, trung tâm ca trù đã và đang hoạt động ở cả nội và ngoại thành. Ở một số địa phương lân cận Hà Nội và trên cả nước, cũng có nhiều CLB đang hoạt động, có thể kể đến các CLB như: Hưng Yên có Làng ca trù Đào Đặng ở xã Trung Nghĩa, TP. Hưng Yên, CLB ca trù Giáo Phòng; Ninh Bình có CLB ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cố Viên Lầu; Hà Tĩnh có CLB ca trù Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cổ Đạm, CLB ca trù TTVH huyện Nghi Xuân; Quảng Bình có CLB ca trù Đông Dương.

Giá trị di sản ca trù

Giá trị âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn

Có thể nói, về nghệ thuật âm nhạc, ca trù là tên gọi chung của rất nhiều điệu hát bài bản cần phân loại trong 46 điệu hát (Theo Đỗ Bằng Đoàn-Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù biên khảo) cơ bản chia thành 3 lối: Hát chơi 15 điệu; Hát cửa đình 12 điệu; Hát thi gồm các điệu còn lại. Số lượng điệu hát đến nay vẫn chưa được xác định. Ca trù vô cùng kén khách, kén không gian biểu diễn, kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi và có thể nói hát ca trù là khó nhất. Chính vì vẻ đẹp trong tiếng hát ca trù như vậy nên dù nghệ thuật biểu diễn ca trù được thể hiện trong một không gian tĩnh lặng, khá nhỏ hẹp của các cửa đình, thì người nghe vẫn thấy hết sự trong trẻo, rõ nét qua từng nhịp phách, từng tiếng đàn và từng nhịp phách hòa với giọng ca của ca nương. Giá trị âm nhạc, giá trị trình diễn nằm ở chỗ đó.

Giá trị giải trí, ngoại giao

Theo Nguyễn Xuân Diện trong Lịch sử và nghệ thuật ca trù thì ngày đó, giáo phường An Thanh huyện Lập Thạch đã được mời về kinh đô để hát xướng đón sứ bộ các nước, cho thấy các giáo phường trong dân gian xưa đã được góp phần tham gia vào các hoạt động lễ tiết ngoại giao của nhà nước. Giá trị di sản ca trù còn được thể hiện trên 8 khía cạnh giải trí. Thời xưa, hát ca trù để vua, quan và nhân dân thưởng thức, giao lưu và sinh hoạt cộng đồng làng xã. Thời Pháp thuộc, hát ca trù ở nội thành Hà Nội bị biến thể thành hát cô đầu, cô đầu rượu để phục vụ mục đích giải trí (theo khía cạnh giải trí không lành mạnh) của giới ăn chơi.
Giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử, văn hóa, xã hội

Ca trù xuất hiện trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ thứ XI, sau đó được thể hiện rõ nét ở thế kỷ XV thời nhà Lê. Ca trù với những tên gọi khác như hát nhà tơ, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát ả đào, hát cô đầu,… đều thể hiện những giai đoạn lịch sử khác nhau, những không gian văn hóa khác nhau ở nông thôn, làng xã phong kiến Việt Nam thời xưa hay ở các đô thị với các tổ chức giáo phường, nhóm, hội. Thực tế, trong các giai đoạn phong kiến, ca trù không phải là nghệ thuật đại chúng, đa dạng công chúng, đa dạng người nghe nên sẽ có giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử nhất định nhưng sức ảnh hưởng không lớn.

Ngoài ra, ca trù còn có giá trị văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng sâu sắc trong những giai đoạn lịch sử.

Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù được xác định là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp cấp thế giới. Đây là Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng tác động rộng lớn, có phạm vi tới khoảng 16 tỉnh, thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam bao gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.. Ca trù là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đứng thứ hai sau ả đào pansori của Hàn Quốc.

Ca trù là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của Ca trù

Ngày 23 tháng 2 năm 2020, nhằm ngày giỗ tổ nghiệp ca trù, Google lần đầu tiên tôn vinh loại hình nghệ thuật truyền thống này bằng biểu tượng đặc biệt thay thế tạm thời trên trang chủ.

Một số bài ca trù nổi tiếng nhất

Trải qua hàng trăm năm phát triển đã có những bài hát ca trù rất hay và được nhiều người đón nhận, kể cả đã có những bài nhạc được giới trẻ yêu thích chúng ta có thể kể đến những bài hát ca trù hay nhất dưới đây:

– Cao Bá Quát với “Tự tình”, “Hơn nhau một chữ thì”, “Phận hồng nhan có mong manh”, “Nhân sinh thấm thoắt”…

– Nguyễn Công Trứ với “Ngày tháng thanh nhàn”, “Kiếp nhân sinh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”, “Trần ai ai dễ biết ai”…

– Dương Khuê với “Hồng hồng, tuyết tuyết” tức “Gặp đào Hồng đào Tuyết”.

– Chu Mạnh Trinh với Hương Sơn phong cảnh.

– Tản Đà với “Gặp xuân”,”Xuân tình”, “Chưa say”, “Trần ai tri kỷ”, “Đời đáng chán”,…

– Nguyễn Khuyến với “Hỏi phỗng đá”, “Duyên nợ”

– Nguyễn Thượng Hiền với “Chơi chùa Thầy”;

– Trần Tế Xương với “Hát cô đầu”

Một số nghệ sĩ ca trù nổi tiếng

Nghệ sĩ nhân dân Quách thị Hồ chính là nghệ sĩ ca trù nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người vẫn đã, đang và sẽ hi sinh hết mình để nền ca trù được trở về đúng với sự hưng thịnh của nó ngày xưa. Dưới đây là các nghệ sĩ ca trù nổi tiếng nhất:

– Nghệ sĩ nhân dân, danh ca Quách Thị Hồ

– Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Khướu (Hà Nội)

– Nghệ sĩ ưu tú, danh ca Lê Thị Bạch Vân

– Nghệ sĩ Nguyễn Thị Phúc

– Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp (Bắc Ninh)

– Nghệ nhân Nguyễn Văn Khôi (Hà Nội)

– Nghệ nhân Phạm Thị Mùi (Lỗ Khê, Đông Anh, Hà Nội)

– Nghệ sĩ nhân dân, danh ca Phó Thị Kim Đức

– Nghệ sĩ Nguyễn Thị Chúc

– Kép đàn Đinh Khắc Ban

– Kép đàn Nguyễn Phú Đẹ

Hoạt động ca trù ngày nay

Cũng phải thực tế nhìn vào 1 sự thật rằng ca trù đang ngày càng mai một dần, nếu nhà nước và các ban ngành không có cơ chế thích hợp để bảo vệ, phục hồi và phát triển ca trù thì chúng ta sẽ sớm mất đi một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới mà thôi.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010 có 63 câu lạc bộ ở 15 tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù.

Một số tỉnh thành phía Bắc, điển hình là các tỉnh có nhiều câu lạc bộ ca trù như:

– Hà Nội: CLB Ca trù Hà Nội, CLB Ca trù Lỗ Khê, CLB Ca trù Thăng Long, CLB Ca trù thôn Chanh (Phú Xuyên), CLB Ca trù Bích Câu Đạo quán.

– Ninh Bình: Câu lạc bộ Ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, CLB Ca trù Cố Viên Lầu

– Hà Tĩnh: Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ, CLB Ca trù Cổ Đạm

– Bắc Ninh: CLB Ca trù Thanh Khương (Thuận Thành), CLB Ca trù Tiểu Than (Gia Bình) và CLB Ca trù Đông Tiến (Yên Phong).

Updated: 30/03/2023 — 9:05 sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *