Văn hóa tâm linh

Thỉnh và lập bài vị ông Táo như nào cho đúng?

Việc lập bài vị Ông Táo trong mỗi gia đình được nhiều người quan tâm. Vậy thỉnh và lập bài vị ông Táo như nào cho đúng, ý nghĩa của việc làm này ra sao?

1149

Theo phong tục dân gian của người Việt, Ông Táo hay Táo Quân là vị thần cai quản khói lửa của nhân gian, là vị thần bếp chuyên cai quản họa phúc của mỗi nhà. Thấy được tầm quan trọng đó, nhiều gia đình muốn lập bài vị Ông Táo .

Bài vị ông Táo là gì?

Bài vị Ông Táo (hay Bài vị Táo Quân) là tấm thẻ có ghi tên 3 vị thần ở giữa: Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ. Trong đó, thổ công, thổ địa là nam thần và Thổ kỳ là nữ thần (hai ông một bà – Theo sự tích Ông Công, Ông Táo). Phía hai bên của bài vị có thể có 2 câu đối hoặc không.

Bài vị Táo Quân thường được làm bằng gỗ chuyên biệt để làm đồ tâm linh như: gỗ mít hoặc gỗ Vàng Tâm. Ngoài ra, có một số bài vị được làm bằng chất liệu khác như: giấy, kim loại,…

Ý nghĩa bài vị ông Táo

Bài vị Ông Táo luôn được đặt ở nơi trang nghiêm trong gia đình người Việt. Bởi xét về mặt chữ hay văn hóa người Việt, bài vị ông Táo đều mang nhiều ý nghĩa quan trọng với con người Việt Nam.

Ý nghĩa mặt chữ

Bài vị Táo Quân được khắc ba hoặc một dòng chữ Hán mạ vàng. Với mỗi loại, ý nghĩa bài vị Ông Táo sẽ có sự khác biệt:

Với bài vị khắc 3 dòng chữ tiếng Hán ở giữa: Phiên âm của 3 dòng chữ này là “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân”, “Thổ địa long mạch tôn thần” và “Ngũ Phương ngũ thổ phúc đức chính thần”. Đây là danh hiệu của ba vị Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Ngoài ra, thường có hai câu đối ở 2 bên bài vị là “Hữu đức năng tư hỏa – Vô tư khả đạt thiên” và được phiên âm ra là “Có đức trông coi việc lửa – Vô tư có thể lên trời”.

Với bài vị có 1 dòng chữ ở giữa: Chỉ khắc 4 chữ Hán được dịch là “Định Phúc Táo Quân”. Đây là danh hiệu chung của cả 3 vị thần này. Định phúc Táo Quân hiểu theo nghĩa đơn giản là vị thần quyết định đến phúc họa của mỗi gia đình. Phúc đức có được là nhờ lối sống của gia chủ và các thành viên trong nhà. Hiện nay, đa phần các bài vị Táo Quân trong nhà đều chỉ có một dòng chữ.

Ý nghĩa bài vị ông Táo với văn hóa người Việt

Theo phong tục Việt Nam, Táo Quân là vị thần bếp trông coi việc bếp núc, khói lửa, quyết định đến phúc họa của mỗi gia đình. Vì vậy, bài vị ông Táo có ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa người Việt:

Thỉnh và lập bài vị ông Táo như nào cho đúng?

Bài vị là nơi ông Công, ông Táo về ngự khi được cúng bái, lễ lạt. Chính vì vậy, bài vị Ông Táo giúp gia chủ thể hiện ước mong, gửi gắm nguyện cầu tới ông Công, ông Táo khi thắp hương cúng bái.

Sự hiện diện của Bài vị Táo Quân luôn nhắc nhở các gia chủ nhớ về ông Công, ông Táo – vị thần đã có công mang lại sự bình yên trong mỗi căn nhà, trông coi việc bếp núc, đất đai cho mỗi gia đình.

Bài vị ông Táo còn mang ý nghĩ lưu truyền cho con cháu luôn phải ghi nhớ công ơn của 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ.

Bài vị Ông Táo còn là vật giúp 3 vị thần này dễ dàng tìm đường trở về nhà sau khi đã lên chầu trời vào ngày 23 tháng chạp hàng năm.

Cách thỉnh bài vị ông Táo

Đối với người Việt Nam, xây nhà phải có bếp, mà bếp thì phải thờ ông Công, ông Táo. Chính vì thế, cần phải lập bàn thờ và thỉnh bài vị Ông Táo để trừ họa, mong cầu hạnh phúc, giữ cho gia đạo ấm êm, hạnh phúc và bình an.

– Với gia chủ chuyển nhà hay những gia đình muốn tách con cái ra ở riêng đều cần thỉnh bài vị ông Táo theo đúng cách.

– Trước hết, cần lựa chọn mẫu bài vị Ông Táo đẹp được làm từ chất liệu tốt tại các tiệm bán đồ phong thủy.

– Sau khi mua, bài vị ông Táo cùng tượng và lư hương sẽ được mang lên chùa để các sư thầy làm lễ rồi mới được thỉnh về nhà.

– Xem ngày để thỉnh ông Táo: Lễ đón Táo Quân về nhà mới sẽ được thực hiện cùng lễ nhập trạch của mỗi gia đình.

– Chuẩn bị mâm lễ để thỉnh bài vị ông Táo về nhà. Tùy theo kinh tế của mỗi gia đình mà mâm lễ cúng có thể lớn hoặc nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường mỗi mâm lễ sẽ có những đồ cơ bản sau: 3 Bộ đồ áo, mũ mão (2 nam 1 nữ) cùng giấy tiền vàng mã. Các đồ vật này sẽ được hóa vàng khi đã làm lễ xong. Ngoài ra, còn cần một nén hương, hoa tươi, một đĩa trái cây và một mâm cỗ mặn.

– Sau cùng, cần đặt bàn thờ và bài vị ông Táo tại nơi khô ráo, tránh khu vực gần nước. Sau đó, thực hiện lập bàn thờ và đọc văn khấn rước ông Táo về nhà.

Có thể nói việc thỉnh bài vị Ông Táo về nhà mới không quá khó khăn. Vì vậy, các gia chủ nên tự thực hiện mà không phải nhờ đến ai khác để thể hiện lòng thành kính.

Cách lập bài vị ông Táo

Bài vị mang ý nghĩa tâm linh nên rất cần sự uy nghiêm, sang trọng. Do đó, khi lập bài vị ông Táo phải chính xác tuyệt đối. Dưới đây là cách lập bài vị ông Táo chi tiết nhất mà bạn nên biết.

– Lựa chọn chất liệu lập bài vị: Đa phần chất liệu để làm bài vị Ông Táo là gỗ mít, gỗ thị. Ngoài ra, các gia chủ cũng có thể lựa chọn chất liệu giấy hoặc kim loại.

– Lựa chọn kích thước bài vị ông táo: Nên chọn những con số đẹp để làm bài vị để mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Một số kích thước đẹp để lập bài vị Táo Quân là: Cao 38cm – rộng 17cm; chiều cao 41cm – rộng 18cm hoặc chiều cao 61cm – chiều rộng 21cm,…

– Xác định chữ viết trên bài vị ông táo: Theo phong thủy, tổng số chữ trên bài vị Ông Táo phải chia hết cho 4 hoặc khi chia 4 phải dư 3, tuyệt đối không được dư 1 hoặc 2.

– Nội dung trên bài vị ông táo: Các nội dung trên bài vị được viết bằng chữ Hán Nôm theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ phải qua trái. Tên của 3 vị Táo Quân được đặt ở vị trí giữa.

Hiện nay, có rất nhiều mẫu bài vị Ông Táo được lập sẵn. Tùy theo nhu cầu, các gia chủ có lựa chọn và thành tâm thờ cúng.

Nên thay bài vị ông Táo trong trường hợp nào

Bài vị tổ tiên, thần linh hay bài vị Ông Táo đều được giữ gìn và thờ phụng từ đời này qua đời khác. Thế nhưng, cũng có những trường hợp cần thay mới bài vị Táo Quân:

– Gia đình chuyển nơi ở đi xa hoặc cho con cái ở riêng sang nhà mới. Lúc này, các gia chủ cần thỉnh bài vị thờ Ông Táo mới.

– Có những bài vị Ông Táo sau một thời gian dài thờ phụng bị hỏng vì chất lượng kém hoặc tác động ngoại cảnh gây ra. Khi đó, gia chủ nên sửa chữa lại. Trường hợp không thể sửa chữa thêm nữa nên thay thế bài vị mới. Khi đó, gia chủ nên thành tâm đặt làm bài vị mới, chất lượng cao để đảm bảo tính lâu dài và trang nghiêm. Nếu gia chủ muốn thay bài vị cũng cần chuẩn bị thủ tục xin đổi bài vị và thỉnh bài vị mới chi tiết như đã hướng dẫn ở trên. Và với bài vị Táo Quân cũ, các gia đình nên hóa vàng và mang tro ra sông lớn đầu nguồn để đảm bảo về mặt tâm linh.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm