Nguồn gốc cây lúa và văn minh lúa nước

Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện cách đây khoảng 10000 năm tại vùng Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Nền văn minh lúa nước đã đạt tới trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thủy lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng.

Tầm quan trọng của văn minh lúa nước

Chính sự phát triển của văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những nền văn hoá đương thời như văn hóa Hemmudu, văn hóa Hoà Bình, Văn hóa Đông Sơn … Chính nền văn minh lúa nước là cơ sở để hình thành cư dân có lối sống định cư, định canh và các giá trị văn hóa phi vật thể, (như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu… ) đó chính là văn hóa làng xã.

Văn minh lúa nước xuất hiện khi nào?

Nói về văn minh lúa nước trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về cây lúa nước theo đó các nhà khoa học thế giới đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng và sớm nhất thế giới.

Theo kết quả khảo cổ học vài thập niên gần đây cho thấy cây lúa xuất hiện ở vùng Đông Nam Á khoảng 10000 năm trước công nguyên. Còn ở Trung Quốc bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5900 đến 7000 năm trước thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc rồi lan sang Hàn Quốc, Nhật Bản những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Điều này chứng tỏ quê hương của cây lúa là vùng Đông Nam Á.

Mặt khác các nhà khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời đồ đá cũ. Vào thời đồ đá mới (gần 10000 năm trước công nguyên) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp, chăn nuôi và nghệ thuật trồng lúa nước.

Nguồn gốc cây lúa và văn minh lúa nước

Vết tích bữa cơm thời tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới (13000 năm trước) được nhóm khảo cổ Mỹ Trung Quốc tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh Giang Tây) cư dân sống vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và cách trồng lúa trong thời gian dài tiếp theo đó. Điều này đã được nhóm khảo cổ chúng minh qua sự tăng độ lớn phytolith của lúa ( phần thực vật hóa thạch tồn tại nhờ giàu chất silica) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. các nhà khoa học này đã chứng minh từ 9000 năm trước cư dân của vùng đó đã ăn nhiều gạo hơn lúa hoang.

Di tích xưa thứ hai 9000 năm trước là pengtou gần hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đã được tìm thấy ở vùng năm Trường Giang. Gần cửa biển nam Trường Giang di tích văn hóa Hemudu (Hà Mỗ Độ) cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên đến trình độ rất cao từ 7000 năm trước sớm hơn cả di tích làng trồng kê banpo (bán phá) xưa nhất của dân tộc Hán phương Bắc.

Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước

Nền văn hoá Hemudu xưa 7000 năm có nhiều điểm gần gũi với văn hóa Phùng Nguyên –  Đông Sơn vốn là những nền văn hoá trẻ hơn 3000 năm. Cư dân vùng năm Trường Giang lúc ấy có lẻ gần với cư dân bắc việt về mặt chủng tộc và văn hóa hơn cư dân bắc Trung Quốc. Khuôn mặt đắp từ sọ người Hemudu trưng bày ở bảo tàng Hemudu cho thấy họ giống người thuộc chủng Nam Mongoloid tức là chủng của người Việt Nam từ thời Đông Sơn về sau. Điều này đã chứng minh cư dân Việt Nam cổ là tổ tiên của văn minh lúa nước.

Nguồn gốc cây lúa và văn minh lúa nước

Ở Việt Nam năm 1978, nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn đã phối hợp với nhà dân tộc – ngôn ngữ học Phạm Đức Dương để đưa ra một giả thuyết chung, dựa trên khảo cổ học và thư tịch cổ. Theo giả thuyết của Hà Văn Tấn, Phạm Đức Dương, tổ tiên ban đầu của tộc Việt là cư dân tiền Việt-Mường, một nhóm cư dân theo văn hóa Môn-Khmer miền núi, chuyên về săn câu lượm hái và nương rẫy.

Trong khi di thực từ vùng núi trung tâm Đông Dương đến vùng Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân tiền Việt – Mường đã tiếp xúc với nhóm cư dân Tày cổ, cư trú ở vùng núi và trung du quanh vịnh Hà Nội (đồng bằng Bắc Bộ ngày nay). Quá trình này bắt đầu từ 2.000 năm trước Công nguyên, tương ứng với giai đoạn mở đầu của thời đại Hùng Vương trong truyền thuyết của tộc Việt.

Từ xuất phát điểm là văn hóa mưu sinh dựa vào săn câu lượm hái và nương rẫy, cư dân tiền Việt – Mường đã tiếp biến văn hóa của người Tày cổ để phát triển nền nông nghiệp lúa nước trong thung lũng và đồng bằng châu thổ. Quá trình tiếp biến đó dẫn đến kết quả là hình thành cư dân Việt – Mường. Ngôn ngữ của họ là tiếng Việt – Mường chung.

Nhờ tích hợp được cả hai truyền thống nông nghiệp núi cao và nông nghiệp thung lũng của hai cộng đồng tổ tiên, cư dân Việt – Mường rất thuận lợi trong việc đổi mới văn hóa mưu sinh của mình để đến thời điểm hơn 4.000 năm trước, khi quá trình bồi tụ đồng bằng bắt đầu thì họ đã nhanh chóng đem cây lúa đến gieo trồng trên những dải phù sa, xác lập nền văn minh sông Hồng, văn minh nông nghiệp lúa nước.

Nền văn minh lúa nước phát triển rực rỡ nhất ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Ở thời kỳ này văn hóa Việt – Mường đạt tới những đỉnh cao rực rỡ về phát triển nông nghiệp lúa nước trên đồng bằng châu thổ, về luyện kim đồng – sắt, về tổ chức cộng đồng làng – nước, về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, về ý thức tộc người.

Vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước và kỹ thuật kim khí đồng – sắt phát triển, cư dân Việt – Mường đã xây dựng nên nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên ở Đông Nam Á, tọa lạc trên địa bàn trung du và đồng bằng Bắc Bộ – Bắc Trung Bộ và vùng cao Đông Bắc lên đến một phần tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay. Năm 258 trước Công nguyên, nhà nước này được tiếp nối bằng nhà nước Âu Lạc do An Dương Vương Thục Phán thành lập. Nhờ các thành tựu kỹ thuật kim khí đồng – sắt, cư dân Việt – Mường đã có thể mưu sinh, xây dựng nhà nước và bảo vệ lãnh thổ tộc người hiệu quả hơn.

Updated: 02/09/2022 — 10:49 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *