Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông ra đời từ bao giờ?
Làng lụa Vạn Phúc trước kia có tên gọi khác là Vạn Bảo. Do kị húy nhà Nguyễn nên làng đã được đổi tên thành Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc Hà Đông đã được quảng bá ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille và đã được người Pháp đánh giá là 1 trong những dòng lụa tinh xảo, đẹp nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, tơ lụa Vạn Phúc đã được xuất sang những nước Đông Âu và cho đến nay lụa Hà Đông được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.
Lụa Vạn Phúc nổi tiếng như nào?
Lụa được làm ở làng nghề Vạn Phúc không những nổi tiếng nhờ chất lượng mà còn có mẫu mã đa dạng, phong phú với nhiều loại hoa văn mang dấu ấn Á Đông – Việt Nam được dệt tinh xảo, tỷ mỷ. Loại lụa nổi tiếng nhất của làng nghề Vạn Phúc là loại lụa Vân (lụa vân lưỡng long song phượng và lụa vân quế hồng diệp).
Lụa Vạn Phúc ngày xưa đã được các vị vua sử dụng để may trang phục triều đình, đặc biệt là dưới thời Nguyễn thì lụa của làng nghề này rất được yêu chuộng.
Qua dòng thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nó. Và hiện nay, lụa Vạn Phúc đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Tơ lụa Vạn Phúc luôn được đánh giá là đẹp bền. Bởi hoa văn trên lụa đa dạng, trang trí cân xứng, đường nét thanh thoát, giản đơn mang đến sự dứt khoát, phóng khoáng cho người xem.
Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông phát triển như thế nào?
Hiện nay, tại làng vẫn có gần 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Hầu hết các doanh nghiệp, hộ gia đình đều hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi năm, làng sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề.
Tuy hiện tại đang có nhiều loại lụa không đảm bảo chất lượng được nhập từ Trung Quốc về, làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín và chất lượng của lụa Vạn Phúc nhưng người dân nơi đây vẫn đang cố gắng, chăm chút để tạo ra những sản phẩm tốt nhất và khẳng định lại vị thế của mình.
Cùng với việc lưu giữ và phát triển làng nghề dệt lụa truyền thống, làng lụa Vạn Phúc đang dần đổi mới, trở thành điểm du lịch để bắt nhịp với nhu cầu thị trường về sản phẩm cũng như nhu cầu khám phá, vui chơi, tìm hiểu về làng nghề của du khách.
Đến làng lụa Vạn Phúc thời điểm này, du khách sẽ được chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của làng nghề với hình ảnh văn minh và năng động hơn. Những ngày cuối tuần, làng lụa Vạn Phúc đón nhiều lượt khách du lịch ghé thăm và chụp ảnh.
Làng lụa Vạn Phúc hiện nay có hơn 60% hộ gia đình sinh sống vẫn còn giữ được nghề dệt lụa và mỗi năm nơi này cũng sản xuất ra từ 2,5 triệu đến 3 triệu mét vuông vải chất lượng mang cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Lễ hội văn hóa đặc sắc tại làng lụa Vạn Phúc
Làng nghề Vạn Phúc hầu như sẽ đón khách tham quan mua sắm khắp tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên nếu muốn thử trải nghiệm khung cảnh lễ hội thú vị ở đây thì bạn hãy đi vào thời điểm từ ngày 8/11 đến 17/11 âm lịch hằng năm.
Lễ hội ở làng lụa Vạn Phúc sẽ diễn ra gồm 3 phần chính: phần lễ, phần hội và quảng bá làng nghề.
Đây là dịp sẽ giúp cho mọi người gần xa được biết và hiểu rõ hơn những nét đẹp lịch sử văn hóa của nghề dệt lụa. Từ việc tìm hiểu cách lấy sợi tơ tằm, biết quy trình dệt, đi tham quan các xưởng dệt lâu đời,..
Du lịch tới Làng nghề Vạn Phúc
Cổng làng vạn phúc hà đông
Vừa bước chân đến đầu làng là bạn sẽ được trông thấy một chiếc cổng chào được xem như biểu tượng của nơi đây. Với thiết kế ấn tượng mang đậm nét truyền thống của những ngôi làng Việt Nam. Phía bên cạnh của cổng chào là hình ảnh gốc đa, tấm bia đá lớn có khắc chữ “làng lụa Vạn Phúc”.
Tất cả như cánh cổng chào đón bạn với nét đẹp văn hóa dân gian đang nằm ở đằng sau nó, như được trở về với những năm tháng xưa cũ.
Con đường rợp ô
Chỉ mới gần đây thì địa điểm làng lụa Vạn Phúc đã gây xốt và thu hút đông đảo người quan tâm. Khi tại đây xuất hiện hình ảnh con đường lợp ô đầy màu sắc trải dài trên con đường đi vào từ cổng chính đến giữa trung tâm của làng nghề.
Những chiếc ô sặc sỡ sắc màu trải dài hơn 100m rợp kín cả con đường sẽ là background xịn xò cho ai muốn có được những tấm hình check-in khi đến đây tham quan đó nhé.
Con đường tơ lụa
Đi dọc theo con đường bạn sẽ được khám phá cả một con đường với 2 bên bày bán đủ loại sản phẩm làm từ lụa. Như là những tấm vải đủ màu sắc, các đồ lưu niệm xinh xắn, các sản phẩm quần áo được may từ những loại lụa chất lượng dệt tại chính làng nghề,..
Nếu bạn muốn chọn tấm vải để may áo dài thì nhất định phải thử dùng vải lụa Vạn Phúc xem sao, bởi không những mang màu sắc riêng mà chất vải cũng cực kỳ đặc biệt thoải mái. Đây cũng là lý do mà nhiều người ghé đến làng nghề này. Mức giá dao động của 1 m2 vải tại đây sẽ tầm khoảng 100k – 250k tùy theo chất liệu và hoa văn mẫu mã.
Cầu gỗ
Nhà cầu gỗ cũng là địa điểm tham quan, chụp hình sống ảo mà bạn nào yêu thích phong cách Hội An không nên bỏ lỡ.
Từ đây bạn có thể nhìn xuống mặt nước xanh biếc với phía 2 bên bờ là hình ảnh người dân đang ngồi câu cá, hóng gió, nói chuyện tâm tình.
Nhà lưu niệm Bác Hồ
Nhiều người đến tham quan làng lụa Vạn Phúc nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết nơi này có một di tích Bác Hồ được gìn giữ và bảo tồn. Đây là nơi mà Bác Hồ đã từng sống và làm việc vào những năm 1946.
Kiến trúc nhà mái ngói theo phong cách xây dựng kiểu Pháp nên trông rất cổ kính.
Trên đây là một chút thông tin về làng nghề Vạn Phúc mà Vanhoatamlinh.com muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu có thời gian, các bạn hãy tới tham quan địa điểm du lịch Làng lụa Hà Đông nhé.