Tử vi phong thủy

Vận hạn là gì? Cách tính vận hạn như thế nào?

Nhiều người muốn biết vận hạn của mình trong tháng, trong năm, trong 10 năm tới, hoặc vận hạn cuộc đời mình ra sao. Vậy vận hạn là gì?

1187

Để xem vận hạn mình như thế nào, gặp may mắn hay xui xẻ trong công việc và tính cảm có thể đi xem bói bài, xem lá số tử vi, xem bói tứ phủ…

Vận hạn là gì?

“Vận” có nghĩa là vận khí trong từng thời điểm cụ thể nào đó, có thể sẽ là phúc – họa, hưng – suy, cát – hung, thọ – yểu của con người. Tất cả đã được an bài sẵn.

“Hạn” là những gì sẽ xảy ra trong tương lai, chưa biết trước.

Vận hạn hay vận số nếu gặp thời kỳ hưng vượng thì tranh thủ khai thác thuận lợi, gặp vận suy thì biết cách mà phòng tránh để giảm bớt xui xẻo. Vận hạn bao gồm Đại vận và Tiểu vận.

Vận hạn là gì? Cách tính vận hạn như thế nào?

Nguyên tắc luận đoán (xem) vận hạn chỉ ra, đầu tiên, chúng ta cần có một lá số gốc làm cơ sở, được gọi là lá số cố định. Lá số đó sẽ biểu thị một cách tổng quát về con người, cuộc đời đương số (bao gồm cha mẹ, bạn bè, tài vận, kinh doanh, tật ách…). Thông qua lá số gốc đó, có thể đoán được một cách tổng quan về các đại vận (nghĩa là từng giai đoạn thời gian trong vòng 10 năm). Tiếp đến, để đoán diễn biến của từng năm, sẽ có lá số thứ hai, với sự “xê dịch” của các sao theo năm. Tương tự như thế, nếu muốn xem vận hạn từng tháng thì đã có lá số thứ ba, dựa vào vị trí các sao thay đổi theo từng tháng. Khi luận giải, cần lấy vị trí cung tiểu hạn của năm đó để luận giải, từ đó kết hợp với các yếu tố từ lá số gốc với các lá số của năm và tháng. Từng giờ, ngày, tháng, năm đều có đầy đủ Can Chi. Căn cứ vào ngày giờ âm lịch để lập lá số niên hạn, nguyệt hạn hay nhật hạn. Đơn vị thời gian càng nhỏ thì càng nhiều yếu tố, do đó sẽ khó luận đoán hơn.

Cách tính vận hạn như thế nào?

Cách tính đại vận

Đại vận còn được gọi là đại hạn: Đó có nghĩa là một khoảng thời gian, kéo dài tới 10 năm, chứ không phải là “may mắn lớn” hay “xui xẻo lớn” như một số ý hiểu của nhiều người.

Theo quan niệm của Phật giáo, bản mệnh chính là nghiệp có từ kiếp trước của mỗi người, theo tới kiếp này. Kiếp trước người gieo nhân gì, thì kiếp này người gặp quả ấy. Đó chính là luật nhân quả. Bản mệnh có sức mạnh chi phối với một kiếp người.

Vận chính là vận trình, vận bao gồm đại vận và lưu niên. Tứ trụ quy định đại vận là một vận trình trong 10 năm, lưu niên là vận trình trong 01 năm.

Vận và mệnh luôn có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, chúng ảnh hưởng, bổ sung cho nhau. Ta có thể xem vận và mệnh như thuyền với nước, bởi nó luôn bổ trợ lẫn nhau.

Nước có thể nâng thuyền, nhưng nước lớn, sóng to cũng có thể làm lật thuyền. Việc tốt và xấu của mệnh cũng tựa như con thuyền trôi trên mặt nước. Sóng yên biển lặng, thuyền sẽ bình an cập bến. Ngược lại, sóng to có thể hất tung thuyền ra khỏi mặt nước. Tốt xấu của mệnh cũng giống như con thuyền trên sông nước, có thuận, có nghịch.

Do đó, nếu đại vận tốt, mọi chuyện ắt suôn sẻ (kể cả trong trường hợp tiểu vận xấu cũng có thể hóa giải, giảm trù).

Nếu không may gặp phải đại vận xấu, thì tiểu vận có tốt đến mấy cũng khó mà tránh khỏi tai ương.

Có câu nói: “Mệnh tốt không bằng vận tốt, vận tốt không bằng lưu niên”. Đại vận là một con số tổ hợp can chi quản hưng – suy, cát – hung, thọ – phúc trong khoảng thời gian 10 năm, còn lưu niên chính là can chi của năm đang xảy ra.

Mỗi một đại vận sẽ tương ứng với 10 năm. Một cung được ghi là đại vận, tức là muốn vận hạn trong 10 năm thì phải xem các sao xuất hiện trong cung đó.

Ví dụ: Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 tại cung mệnh. Như vậy, trong khoảng từ 6 đến 15 tuổi, cần xem vận hạn ở cung Mệnh. Tới năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang cung kế tiếp.

Lưu niên đại vận: Trước khi xem hạn, thì ta cần biết xác định chính xác gốc đại vận 10 năm. Trên lá số tử vi, tùy theo Âm Dương – Nam Nữ và dựa trên Thủy nhị Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục, Hỏa Lục Cục ở mỗi ô trên 12 cung Thiên bàn, mỗi con số đó chính là số tuổi bắt đầu trong Đại vận 10 năm, con số 23 là con số chỉ đại vận từ 23 tới 32 tuổi, con số 43 chỉ Đại vận từ 43 tới 52 tuổi.

Phương pháp tính Lưu niên đại vận như sau: Người Dương Nam, Âm Nữ chiều chính là chiều thuận, bắt đầu cung Đại vận là năm đầu của Đại Vận, sang cung chính chiếu là cung kế tiếp, lùi lại một cung theo chiều nghịch là năm nữa rồi trở lại chiều thuận, cứ mỗi cung một năm, các cung vào năm kế tiếp nhau cho đến hết các năm của Đại Vận. Tương tự như thế cho người Dương Nữ, Âm Nam đi theo chiều nghịch.

Ví dụ, người Dương Nam, Âm Nữ Thủy nhị cục: Đại vận 22 tuổi ở Ngọ thì Lưu Đại Vận 22 tuổi ở Ngọ, 23 tuổi ở Tí, 24 tuổi ở Hợi, 25 tuổi ở Tí, 26 tuổi ở Sửu, 27 tuổi ở Dần, 28 tuổi ở Mão, 29 tuổi ở Thìn, 30 tuổi ở Tỵ, 31 tuổi ở Ngọ.

Ví dụ cho người Dương Nữ, Âm Nam Mộc Tam Cục: Đại vận 13 tuổi tại Tý thì Lưu Đại vận 13 tuổi tại Tý, 14 tuổi ở cung Ngọ, 15 tuổi ở cung Mùi, 16 tuổi tại Ngọ, 17 tuổi tại Tỵ, 18 tuổi tại Thìn, 19 tuổi tại Mão, 20 tuổi tại Dần, 21 tuổi tại Sửu, 22 tuổi tại Tý.

Cách tính tiểu vận

Tiểu vận (còn được gọi là tiểu hạn hay niên hạn) chính là thời gian một năm của mười năm đại hạn. Nguyệt hạn là thời gian một tháng của tiểu hạn. Tương tự, Nhật hạn là thời gian một ngày của Nguyệt hạn và thời hạn chính là thời gian 1 giờ của Nhật Hạn.

Bên cạnh các loại hạn kể trên, trong tử vi còn đề cập tới Đồng Hạn (khoảng thời gian một năm cần xem cho một lá số từ 1 tới 12 tuổi). Ví dụ: Con trai sinh vào năm Tý, cần phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi cứ theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, cứ liên tiếp theo thứ tự 12 Chi.

Ví dụ: Con gái sinh vào năm Mão, vậy phải khởi Mão từ cung Sửu, ghi chữ Mão bên cung Sửu, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Thìn bên cung Tý, chữ Tỵ bên cung Hợi, cứ thế lần lượt theo thứ tự 12 Chi.

Tính năm tiểu vận, chỉ bắt đầu được tính kể từ ngày sinh của bản thân đương số, trước ngày sinh được tính là nhập vận – đó chính là chìa khóa mấu chốt trong tử vi.

Ở trong nhiều sách vở hiện nay, chưa có cuốn nào chỉ ra cách tính Tiểu vận chính xác, tất cả đều tính theo kiểu thông thường. Ví dụ, người sinh ngày 15 tháng 12 năm 1981 (Tân Dậu), là nam giới, theo cách tính từ xưa tới nay đều cho rằng, năm Ất Dậu (2005), Tiểu vận sẽ nằm tại cung Mùi, như thế hoàn toàn sai lầm.

Chỉ khi thực sự thành hình thì con người mới hội tụ đầy đủ yếu tố ngũ hành, chịu sự tác động của những quy luật địa lý tự nhiên và xã hội, nên tới ngày 15 tháng 13 năm Ất Dậu (2003) thì mới tròn 25 tuổi, khi đó vận mới bắt đầu đóng vào cung Mùi.

Còn trước ngày 15 tháng 12 năm Ất Dậu, tức từ ngày 14 tháng 12 năm Ất Dậu trở về trước vẫn thuộc Tiểu vận ở cung Ngọ. Tiểu Vận chỉ được tính kể từ ngày sinh của đương số, trước ngày sinh chưa được tính là nhập vận.

Những ai muốn biết rõ vận hạn của bản thân mình như thế nào, cần cung cấp chi tiết, chính xác về ngày/tháng/năm/giờ sinh.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm