Phật giáo

Vài nét về chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ (舘使寺) là ngôi chùa nằm tại số 73 Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

1911

Lịch sử chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Trước đây, địa phận chùa thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương. Đến thời vua Lê Thế Tông, triều đình bấy giờ thường tiếp đón các sứ thần của các quốc gia phía Nam tới Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội). Nhà vua đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ tại địa phận phường Cổ Vũ để tiếp đón họ. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên trong khuôn viên tòa nhà này có dựng thêm một ngôi chùa để họ có điều kiện hành lễ.

Đến thời Gia Long, khi Thăng Long trở thành Bắc Thành và triều đình nhà Nguyễn dời vào Phú Xuân lập kinh đô mới, ngôi chùa Quán Sứ cũng theo đó mất dần vị trí, trở thành nơi hành lễ cho quân nhân đồn Hậu Quân. Sau đó, chùa được tôn tạo và xây dựng thêm các khu hành lang, tô tượng, đúc chuông để có một vóc dáng như hôm nay.

Khi Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ (nay là Giáo hội phật giáo Việt Nam) thành lập vào năm 1934, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương chính. Đến năm 1942 chùa đã được xây dựng lại trở nên khang trang bề thế như ngày nay.

Chính nơi đây vào ngày 13/5/1951, lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Cho đến nay, công quán không còn nữa nhưng chùa vẫn tồn tại, phát triển và vẫn được coi là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Chùa do thượng tọa Thích Thanh Nhiễu trụ trì.

Vài nét về chùa Quán Sứ

Kiến trúc chùa Quán Sứ

Ngày nay, chùa Quán Sứ có kiến trúc khang trang gồm các hạng mục như tam quan, chính điện, thư viện, phòng khách, nhà cho tăng ni và giảng đường.

Đến với số 73 phố Quán Sứ, ta sẽ thấy công trình cổng Tam quan 3 tầng mái và ở giữa được đặt một lầu chuông. Nét độc đáo và đặc sắc riêng của chùa Quán Sứ là những câu đối hay tên của ngôi chùa đều được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ.

Đi qua cổng vào bên trong chùa, ta sẽ thấy khuôn viên rộng được lát gạch. Toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng nổi bật lên những khung cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ.

Chính giữa đối diện cổng tam quan là tòa Chính điện. Bước qua 11 bậc thang xung quanh có hành lang, du khách sẽ tiến vào điện thờ của chùa. Tất cả các pho tượng phật tại đây đều có kích thước lớn, được thếp vàng sáng và bày trí vô cùng trang nghiêm. Gian giữa gồm 4 bậc, bậc cao nhất thờ tượng của 3 vị Tam Thế Phật. Bậc tiếp theo đặt tượng Phật A Di Đà ở giữa, 2 bên thờ tượng Quan Thế Âm và tượng Đại Thế Chí. Phía dưới nữa là thờ Phật Thích Ca nằm ở giữa, 2 bên thờ tượng A – Nam – Đà và Ca – diếp. Bậc cuối là nơi thờ tụng tượng phật Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương. Phía bên phải là điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) và 2 thị giả. Gian bên là nơi thờ tượng Đức Ông, tượng Châu Sương, Quan Bình.

Vài nét về chùa Quán Sứ

Di chuyển tới khu vực phía sau qua một khoảng sân, ta sẽ thấy tòa Hậu đường 3 tầng khang trang. Đây là nơi thờ Thiền sư Khuông Lộ – vị quốc sư vô cùng nổi tiếng dưới triều nhà Lý. Bên cạnh đó là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Tròn đó, giảng đường và thư viện là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).

Tại Gian Quan âm trong chùa Quán Sứ đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bức tượng tại đây có kích cỡ và biểu cảm giống như người thật.

Thời gian mở cửa chùa Quán Sứ

Nằm ngay tại trung tâm của thủ đô Hà Nội, chùa Quán Sứ vẫn giữ cho mình những nét cổ kính, thanh tịnh chốn cửa thiền mà không bị xen lẫn với sự xô bồ. Đây là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động vô cùng quan trọng của hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn là giảng đường tụng kinh truyền giáo Phật giáo cho các tăng ni, phật tử. Cũng như là thư viện nơi lưu trữ những sổ sách, kinh văn Phật Giáo mang nhiều giá trị mãi về sau.

Chính vì vậy, đây là địa điểm thu hút hàng ngàn du khách và phật tử gần xa tới hành hương và dừng chân tham quan vãn cảnh. Đến chùa Quán Sứ Hà Nội, bạn cần lưu ý đến thời gian chùa mở cửa là từ 6 giờ sáng tới 21 giờ tối các ngày trong tuần. Ngoài ra, bạn có thể truy cập trang web chuaquansu.net và liên hệ số điện thoại của chùa để thuận tiện sắp xếp thời gian sắp xếp buổi lễ bái cho suôn sẻ và may mắn.

Đặc biệt vào thời gian tổ chức Đại Lễ Phật Đản chùa Quán Sứ vào tháng 4 âm lịch hàng năm tại chùa Quán Sứ, hàng ngàn phật tử mọi miền đều tới đây để tham gia vào đại lễ cùng các hoạt động ý nghĩa như rước xe hoa, cung nghinh xá lợi Phật, thả bóng bay, chim bồ câu cầu nguyện hòa bình… Còn vào ngày thường, chùa cũng đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (1)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2333

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2241

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2153

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm