Phật giáo

Sắm lễ, văn khấn ban Đức Chúa Ông trong chùa

Đức Ông gọi đầy đủ là Đức Chúa Ông, một trong những vị Thần được thờ phụng tại đền, chùa. Đức Ông được thờ ở bên phải của ban Tam Bảo.

1775

Hầu hết các ngôi chùa Phật giáo truyền thống đều có một ban riêng thờ Ngài.

Đức Chúa Ông là ai?

Đức Chúa Ông tên thật là Tu Đạt Đa, còn được gọi là Cấp Cô Độc.

Tu Đạt Đa (đôi khi còn gọi là Tu Đạt) là một đệ tử tại gia của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Kinh Phật chép rằng ông là một thương gia giàu có (hay còn gọi là trưởng lão, trưởng giả), người nước Kosala phía đông bắc Ấn Độ cổ xưa. Ông được mọi người gọi là Cấp Cô Độc (từ trước khi ông gặp Đức Thích Ca Mâu Ni), bởi ông thường xuyên làm phước, bố thí cho những người nghèo. Cấp Cô Độc tiếng Ấn Độ có nghĩa là “người chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa”.

Cấp Cô Độc được biết đến là đệ tử hào phóng nhất của Đức Phật. Ông đã hiến tặng một khu vườn mua của Thái tử Kỳ Đà cho giáo đoàn của Đức Phật. Trong khu vườn đó ông đã rải một lớp gồm 1,8 triệu miếng vàng. Sau khi qua đời, Cấp Cô Độc được sinh vào cõi trời Tusita, hay cõi của các vị Bồ tát.

Sắm lễ, văn khấn ban Đức Chúa Ông trong chùa

Cấp Cô Độc quy y phật

Một lần, ông đến thành Vương Xá để thăm một người anh rể, thấy mọi người đang bận rộn chuẩn bị một bữa tiệc. Hỏi ra mới biết là gia đình người anh rể đang chuẩn bị đón tiếp Đức Phật vào ngày hôm sau. Vừa nghe đến danh Đức Thích Ca là lòng ông cảm thấy một niềm hoan hỷ lạ thường. Đêm đó ông không ngủ được, sự khao khát được gặp đức phật càng sớm càng tốt. Thế rồi nửa khuya đêm ấy, ông một mình băng rừng đi đến khu rừng Sitavana, nơi Đức Phật đang ngự để diện kiến Đức Phật. Và sau khi nghe Đức Phật giảng về Phật Pháp, ông quá đỗi sung sướng như tìm thấy một chân lý mà bao ngày tìm kiếm không được, Ông liền xin Đức Phật được quy y.

Sau khi quy y, trưởng giả Cấp Cô Độc trở về thành Xá vệ và phát tâm cúng dường một khu đất để Đức Phật truyền giảng kinh và các tỳ kheo an trú bởi Đức Phật và Tăng đoàn vẫn chưa có nơi hoạt động ổn định. Ngài đã đi nhiều nơi để tìm một địa điểm thích hợp. Ông nhận thấy trong số các nơi đã xem qua chỉ có vườn cây của thái tử Kỳ Đà là vô cùng rộng rãi, thoáng mát, có sông có nước, có đồi, có núi, có hoa thơm cỏ lạ, cảnh đẹp như tranh, thật là một khung cảnh vô cùng thanh tịnh, u mỹ.

Nhưng đây lại là khu vườn mà thái tử Kỳ Đà yêu thích nhất, nên không muốn bán cho Cấp Cô Độc nên cự tuyệt bằng cách ra giá thật cao để Cấp Cô Độc thối chí. Thái tử bảo ông rằng: Nếu ông có đủ vàng trải đầy khắp mặt đất của khu vườn thì tôi đồng ý nhượng lại cho ông.

Không ngờ thái tử vừa nói giá như thế thì trưởng giả Tu Đạt Đa tỏ ra vui mừng khôn xiết, lập tức trở về huy động người nhà lấy xe chở vàng nhanh chóng đến trải lên mặt đất khu vườn. Một thời gian ngắn khu vườn đã gần kín hết mặt đất.

Thái tử Kỳ Đà quá đỗi kinh ngạc vì sao, giá quá đắt như thế mà Cấp Cô Độc vẫn quyết tâm mua, liền gạn hỏi nguyên căn. Trưởng giả Tu Đạt Đa mới thật lòng đem dự tính xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật và chư tăng mà nói cho thái tử nghe.

Trưởng giả Tu Đạt Đa liền kể lại việc mình được gặp Phật tại thành Vương xá và được nghe giáo pháp giải thoát của ngài như thế nào. Thái tử nghe xong cũng sinh lòng hoan hỷ, rất mong muốn chính bản thân mình sẽ được gặp Phật. Thái tử cũng sẵn lòng cúng dường số vàng còn thiếu và toàn bộ các công trình trình, cây cối có trong khu vườn cho Đức Phật.

Trưởng giả Tu Đạt Đa thấy thái tử Kỳ Đà phát khởi lòng tin như thế thì rất vui. Từ đó cả hai đều hết sức hân hoan, cùng nhau bỏ thêm tiền vàng để đốc thúc việc xây dựng khu vườn to đẹp hơn, hoàng tráng hơn để đón Đức Phật và tăng đoàn.

Ý nghĩa công lao của Đức Chúa Ông

Đức Ông là nhân vật có công lớn với Phật Pháp, ở hàng cư sĩ mà hộ trì chính pháp, trọn vẹn hạnh Từ, Bi, Hỉ, Xả, tế độ quần sinh. Do đó, ban Đức Ông luôn được đặt bên tay trái của ban Tam Bảo (tay phải là ban Thánh Hiền), chú ý rằng hoằng pháp là tu sĩ, hộ pháp là hàng cư sĩ tại gia. Khi vào lễ chính điện, ta cũng vào từ cửa tay trái, tới ban Đức Ông lễ trước để bẩm báo vì Ngài có công xây chùa, tạc tượng.

Sắm lễ, văn khấn ban Đức Chúa Ông trong chùa

Như vậy, có thể thấy Đức Chúa Ông hay Đức Ông là một vị Thần được tôn xưng trong Phật giáo. Thông qua Ngài, chúng sinh không chỉ hiểu hơn về những điển tích điển cố nhà Phật mà còn ghi nhớ sâu sắc những phẩm chất tốt đẹp, sự hướng thiện chân thành và các hoạt động từ thiện rộng rãi.

Những điều mà Đức Phật khuyên Đức Ông cũng là lời Phật dạy về tiền tài, về cách làm ăn và về thái độ đối với tài sản. Tiền không xấu, miễn đó là tiền được làm ra chân chính và được dùng chân chính.

Tục bán khoán cho Đức Ông của người Việt

Thường các gia đình có con khó nuôi hay bán khoán cho Đức Ông. Tục lệ này có lẽ bắt nguồn từ sự tích Đức Chúa Ông luôn che chở cho trẻ em từ thủa sinh thời. Việc bán khoán con trẻ cho Đức Ông là mong Đức Ông luôn phù độ cho con trẻ hay ăn, chóng lớn, ngoan ngoãn. Thường đến năm trẻ nhỏ 13 hay 18 tuổi thì đến Đức Ông chuộc con về.

Sắm lễ ban Đức Ông

Lễ chay gồm hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.

Văn khấn ban Đức Ông

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý

Tín chủ con là: ……………………………….

Ngụ tại:…………………………………………….

Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa ……………. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Độc Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh nhà Chùa.

Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông để đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

5 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2292

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2200

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2115

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm