Văn hóa tâm linh

Tam nam bất phú tứ nữ bất bần là gì, liệu có đúng không?

“Tam nam bất phú tứ nữ bất bần” nói về những gia đình rơi vào trường hợp sinh được ba người con trai hoặc 4 người con gái liên tiếp.

1030

Tam nam bất phú là gì?

Như đã nhắc đến ở trên, “Tam nam bất phú” chỉ gia đình có ba đứa con trai và trước tiên hãy cùng làm rõ tại sao lại là “Tam” mà không phải con số nào khác.

Bởi theo Hán tự cổ, số 3 đại diện cho những triết lý nhân sinh, luân thường đạo lý mà người xưa để lại nhưng xét theo Tiếng Việt nói riêng lại được coi thể hiện cho ý nghĩa vô cùng vô hạn (số nhiều).

Đồng thời trong quan niệm văn hóa dân gian của người Việt, đứa con trai luôn được mong ngóng ra đời để gia tăng số lượng nhân đình và nối dõi tông đường. Tuy nhiên khi có quá nhiều đứa con trai sẽ không tránh khỏi xảy ra ít nhiều những mâu thuẫn nhất định. Và đây chính là nguyên nhân thực sự cho câu nói “Tam nam bất phú”!

Tam nam bất phú tứ nữ bất bần là gì, liệu có đúng không?

Bởi trong gia đạo có ba đứa con trai sẽ dễ gặp phải những trường hợp sau:

– Nuôi dạy ba người con trai gặp nhiều vất vả

– Cha mẹ trong nhà lo toan yên bề gia thất và tương lai ba người con trai tốn kém (tậu trâu, cưới vợ, làm nhà)

Tuy nhiên những trường hợp trên thường được chú tâm nhiều hơn vào thời buổi kinh tế của nhiều năm về trước, thế hệ của cha ông ta khi xưa.

Tứ nữ bất bần là gì?

Theo quan niệm trước đây, con gái trong nhà thường làm việc lam lũ thương cha thương mẹ nên ông cha ta xưa còn có câu: “Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng” không những vậy trong nhà có bốn người con gái thì tắt thảy sẽ có phần khá giả.

Mặt khác với thế hệ người xưa trước đây khi trong gia có con gái sẽ không phải suy nghĩ và lo lắng các khoản chi phí như: Sắm nhà cửa khi thành gia lập thất, Lễ vật thách cưới, đồ sính lễ.

Tam nam bất phú tứ nữ bất bần là gì, liệu có đúng không?

Không những vậy, con gái vào thời xưa không được chú trọng vấn đề đi học, đèn sách nên khi đến tuổi gả chồng thì bên nhà trai sẽ chịu trách nhiệm lo toan cuộc sống về sau cho đứa con dâu. Đồng thời tiền thách cưới khi lấy chồng của nhà trai sẽ được trao về nhà gái nên bởi lẽ vậy mà trong hủ tục xưa mới khẳng định rằng “Tứ nữ bất bần” vì lẽ vậy.

Ý nghĩa của tam nam bất phú tứ nữ bất bần

Gia đình sinh được liên tiếp 3 người con trai hoặc 4 người con gái mà từng được ông cha ta từng nhắc đến rằng: người thì tủi hổ, người vui mừng.

Vốn dĩ đây là một quan niệm của người xưa về hủ tục nếu ba đứa con trai sinh liền nhau ắt hẳn đó là một gia đình nghèo khó, nặng hơn có thể lụi bại sau khi sinh ra đứa bé trai thứ ba. Ngược lại, với gia đình sinh liền bốn đứa con gái thì nhiều người minh chứng rằng đó là gia đình khá giả, kinh tế ổn định vững chắc.

Tam nam bất phú tứ nữ bất bần liệu còn đúng?

Vậy qua những phân tích khái niệm ý nghĩa ở trên thì quan điểm trong câu ngạn ngữ “Tam nam bất phú tứ nữ bất bần” có thực sự còn đúng với xã hội ngày nay?

Như đã nhắc đến ở trên, câu ngạn ngữ này được bắt nguồn từ hủ tục văn hóa theo quan niệm của các thế hệ lâu đời trước kia, nên về mặt ý nghĩa của “Tam nam bất phú tứ nữ bất bần” không thực sự ám chỉ lạnh lùng và khắt khe như mọi người từng suy nghĩ.

Trước nhiều ý kiến trái chiều đã có không ít chuyên gia nghiên cứu văn hóa phương Đông tại Việt Nam cho rằng đối với những ngạn ngữ cổ ngày xưa chúng ta cũng nên xem xét và chọn lọc đúng với quan điểm và thuần phong mỹ tục phù hợp.

Tuy nhiên, “có thờ có thiêng có kiêng có lành” nên việc chọn lựa sinh con trong mỗi một gia đình nếu vô tình rơi vào trường hợp “tam nam”, “tứ nữ” và có mong muốn hóa giải theo tín ngưỡng dân gian thì có thể tham khảo sau đây:

– Ba đứa con trai lớn lên nên để chúng sống xa nhau về khoảng cách địa lý;

– Có kế hoạch để một trong ba người con trai có cha hoặc mẹ nuôi đỡ đầu như một cách tránh bố mẹ đẻ vất vả trong việc nuôi dạy;

– Cải thiện cung phúc của bố mẹ để con cái được cải số.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm