Văn hóa tâm linh

Kiệu Bát Cống – Long Đình tại Đền thờ Hai Bà Trưng

917

Dựa vào những chạm khắc trên kiến trúc, một số nhà nghiên cứu mỹ thuật nhìn thấy hơi thở nghệ thuật thế kỷ XVII trở lại đây. Hai cỗ kiệu Bát Cống – Long Đình (mui luyện) tại Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh được kết bởi hai đòn dọc lớn có đầu đuôi đồng nhất với đầu đuôi rồng, hai xà giằng nối hai cổ và phần đuôi tạo nên bộ khung vững chắc.

Trên khung đặt Long Đình được trang trí 4 mặt với các hoa văn hình con vật linh (long, lân, quy, phượng); phía trong đặt Bài Vị (tới ngày lễ hội sẽ được rước từ hậu cung ra).

Kiệu Bát Cống - Long Đình tại Đền thờ Hai Bà Trưng

Trên kiệu thể hiện dày đặc các đề tài được chạm tròn, chạm nổi, chạm thủng, bong kênh… ở phần trang trí, được phối hợp với nhau một cách hết sức hợp lý và nhuần nhuyễn.

Ở đòn kiệu chính, đầu rồng có xu hướng vươn bay ra phía trước với những đao mác ở gáy rồng song song vuốt thẳng ra sau, tạo nên một độ vươn trong thế động.

Kiệu Bát Cống - Long Đình tại Đền thờ Hai Bà Trưng

Vai đòn được chạm rồng, phần thân (lưng) đòn để trơn. Hai đòn giằng cũng trong một bố cục tương tự như đòn cái với bốn đầu rồng bay ra hai bên.

Kiệu Bát Cống - Long Đình tại Đền thờ Hai Bà Trưng

Đòn khiêng là bốn rồng có bố cục gần như đòn chính, trừ phần tiếp nối với đòn giằng, lưng đòn đều được chạm trổ rất kỹ. Mặt phía sau kiệu chạm đặc kín hoa văn long, lân, quy, phượng. Song song với các họa tiết trên còn có các chạm khắc mây nước, cây cỏ thiêng để gửi gắm những ước vọng của người xưa.

Kiệu Bát Cống - Long Đình tại Đền thờ Hai Bà Trưng

Hai cỗ kiệu được sử dụng trong lễ rước kiệu tại Đền thờ Hai Bà Trưng hàng năm với ý nghĩa tưởng nhớ và tôn vinh những công lao to lớn của Hai Bà đối với nhân dân và đất nước; hai kiệt nữ anh hùng trong lịch sử dân tộc, những người có công đầu trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm giành lại độc lập tự chủ cho đất nước.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm