Văn hóa tâm linh

Lễ hội Kathina ở Sóc Trăng

Lễ hội Kathina hay còn được gọi là Lễ dâng bông, dâng y cà sa của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, cụ thể là ở tỉnh Sóc Trăng.

271

Lễ hội Kathina được tổ chức trong vòng 1 tháng sau ngày mãn hạ (bắt đầu từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10 Âm lịch, trước lễ hội Ok-om-bok). Đồng bào dân tộc Khmer tổ chức lễ Kathina nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho phum sóc yên vui và hạnh phúc.

Thời gian diễn ra Lễ hội Kathina ở Sóc Trăng

Lễ hội Kathina là nghi thức mang đậm màu sắc văn hóa của người Khmer. Hoạt động này sẽ được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ và trước khi Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng diễn ra. Đối với đồng bào Khmer, Lễ hội Kathina Sóc Trăng thường diễn ra theo nguyên thủy. Trong khoảng thời gian 29 ngày, mỗi ngôi chùa sẽ chọn 1 ngày để tổ chức buổi lễ này. Cái tên Kathina của lễ hội này có nghĩa là sự bền chắc.

Lễ hội Kathina ở Sóc Trăng

Ý nghĩa của Lễ hội Kathina

Nghi thức của Lễ hội Kathina Sóc Trăng được tổ chức với mong muốn cầu xin phum sóc được bình an, gia đình yên ấm và kính dâng những chiếc áo cà sa, vật phẩm cho sư thầy. Ngoài ra, Lễ hội này còn mang một ý nghĩa thể hiện thiện tâm dành cho đức Phật, việc hộ trì tăng đoàn và hoạt động này còn tạo không khí vui tươi cho các tín đồ tôn giáo trong phum sóc.

Lễ hội Kathina Sóc Trăng có gì đặc sắc?

Theo giới luật, những vị sư đã hoàn thành 3 tháng an cư nhập hạ tại một nơi duy nhất thì họ mới được thọ nhận phước báu của đại lễ Kathina. Trong khoảng thời gian từ 15/9 – 15/10, chùa sẽ chọn 1 ngày phù hợp để tổ chức Lễ dâng y Kathina Sóc Trăng. Sau đó, chùa sẽ thông báo đến các Phật tử để hôm đó có thể tham dự và chứng kiến khoảnh khắc dâng áo tôn kính.

Lễ hội Kathina ở Sóc Trăng

Những người tham gia sẽ chuẩn bị trước lễ vật. Ngoài những vật phẩm truyền thống như áo cà sa, bình bát để sư khất thực, viết, tập,… mà còn các món đồ sinh hoạt khác: Thực phẩm, thuốc. Việc chuẩn bị vật phẩm cũng bày tỏ tấm lòng biết ơn, chia sẻ với người xuất gia. Vì thế, những món đồ dâng lên sư sẽ được bài trí trang trọng, hòa nhã.

Có thể nói, dâng y là phong tục lâu đời được truyền qua nhiều thế hệ của người Khmer. Do đó, đối với bất kỳ gia đình nào sống nơi đây cũng rất quen thuộc và dường như đã trở thành một phần của cuộc sống tinh thần. Nhiều gia đình thực hiện việc này hằng năm là vì di nguyện của thế hệ đi trước, phần khác là do họ nhân thức được truyền thống đáng quý này cần duy trì.

Thông thường, Lễ hội Kathina ở Sóc Trăng được diễn ra trong 2 ngày.

Ngày đầu tiên, dân làng tổ chức cho các đoàn Phật tử đi quyên góp tịnh tài để mua vật phẩm dâng đến chư tăng. Đoàn cũng khá đông bao gồm các chú khỉ Hanuman, ngựa, các chú đeo hình nộm ông địa, đội múa trống Sadăm,… Những đóng góp này không mang tính bắt buộc mà sẽ tùy vào lòng hảo tâm của mỗi gia đình. Nhưng khi hỗ trợ như thế thì các chư tăng cũng có phần đáp lễ chính là đến để tụng kinh, cầu an cho gia đình.

Ngày thứ hai có bầu không khí náo nhiệt hơn, vì đây là thời điểm mà các vị Phật tử từ nhiều nơi hội tụ về. Khi bước vào chính điện bạn sẽ thấy khung cảnh xung quanh là nhiều tín đồ tôn giáo đang dâng cúng trai tăng tứ vật dụng như: Thực phẩm, y phục, thảm ngồi thiền, thuốc men, bát và nhất là y báu Kathina. Sở dĩ đông như thế vì người ta quan điểm rằng cúng dường tại thời điểm này sẽ đem lại nhiều phước lành phát sinh do oai đức của những chư tăng an cư trong 3 tháng. Khi đoàn diễu hành đi ngang đến đâu thì người dân lại đến và hòa vào cùng dòng người tấp nập tạo nên không khí vô cùng nhộn nhịp và rộn ràng. Bên cạnh chủ làm Kathina, dân làng trong bổn sóc cũng cầm theo bông để hùng phước và tạo nên bức tranh trang nghiêm nhưng cũng không kém phần náo nhiệt.

Lễ hội Kathina ở Sóc Trăng

Lễ hội Kathina là dịp để người dân Sóc Trăng, cộng đồng tổ chức quyên góp tu sửa trường học, nhà tăng, nhà hội, đường sá,… Những hoạt động diễn ra trước, trong và sau đó đều hướng đến mục đích cao cả hơn chính là ý thức xây dựng cộng đồng. Chưa dừng lại ở đó, để gia tăng sự long trọng, trang nghiêm thì chính quyền địa phương đã hỗ trợ cho những ngôi chùa tổ chức những hoạt động trò chơi dân gian thú vị như hát dù kê, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí về đêm,… Tùy thuộc vào đời sống kinh tế của Phật tử trong làng mà quy mô tổ chức Lễ hội Kathina Sóc Trăng cũng khác nhau. Đây là dịp này tạo cơ hội để bà con sum họp và nhắc nhớ lại những sắc màu văn hóa dân gian của đồng bào Khmer như: Múa trống Sadăm, Chằn, chúc phúc, nhạc ngũ âm,…

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm