Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

Khái quát về Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn là một tôn giáo nội sinh do ông Nguyễn Ngọc An sáng lập vào năm 1915 tại tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

1133

Về tên gọi của Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, theo luận giải thì đó là sự hợp thành bởi giáo pháp Phật giáo, pháp môn tu Nhơn đạo với cốt lõi là “Hiếu – Nghĩa” và lấy tên núi Tà Lơn là địa danh nơi các vị tổ sư tu học và đắc đạo.

Đặc điểm, giáo lý, giáo luật Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

– Giáo lý Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn sử dụng giáo pháp Thích Ca Mâu Ni, dựa trên nền tảng Nho giáo với pháp môn Nhơn đạo của Đức Khổng Tử, theo tinh thần (còn gọi là Hạnh) Quan thế âm Bồ tát.

– Giáo luật của Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn có 8 điều quy luật, 10 điều răn và 20 điều cấm nhưng được khái quát như sau: phải tôn kính Phật Tổ Quan Âm; Thiên Hoàng; Địa Hoàng sanh hoá vạn vật; Tổ giáo huấn nghề; âm – dương, ngũ hành; Quốc vương thủy, hỏa, thổ nuôi dưỡng người; Giáo sư dạy dỗ tâm lành từ thiện; phụ mẫu sinh thành, ông bà, cô bác, anh em, xóm làng.

– Về Tôn chỉ, mục đích hoạt động: “Học phật, tu nhân, báo đáp tứ ân”, khuyên con người đề cao sự Hiếu và Nghĩa”.

– Về đường hướng hành đạo là “Đạo pháp, hiếu nghĩa, dân tộc, an bình, bác ái, từ tâm”.

– Về Lễ nghi: Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn phải thực hiện một số lễ nghi, đó là: tại chùa hàng ngày hành lễ giờ Ngọ, Mão, Dậu; tại gia đình hàng ngày hành lễ giờ Mão, Dậu.

– Về biểu tượng: Biểu tượng của Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn là một bông sen tám cánh, năm cánh dưới thể hiện cho năm chùa, ba cánh trên thể hiện cho ba Am và ôm lấy cái bầu linh dược tượng trưng cho pháp tu tịnh độ.

Khái quát về Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

– Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn thờ Trần Điều (màu đỏ như của Bửu Sơn Kỳ Hương) với ý nghĩa thiêng liêng, tôn kính nhất do sắc đỏ tượng trưng cho Tây Phương Phật và Thánh, Thần, đồng thời tượng trưng cho màu khí huyết dân tộc, màu “Hiếu, Trung, Tiết, Nghĩa”.

Quá trình phát triển của Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

Hiện nay, Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn có 08 cơ sở thờ tự (gồm 5 chùa, 3 am, 1 cốc), khoảng 6.500 tín đồ đang sinh sống ở 4 tỉnh, thành phố là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang. Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn không có đội ngũ chức sắc chuyên nghiệp, chỉ có các chức việc phụ trách sinh hoạt tôn giáo tại các chùa và am, họ là những người tâm đạo, có uy tín trong cộng đồng tín đồ.

Khái quát về Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

Khái quát về Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

Khái quát về Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

Khái quát về Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

Ngày 22/9/2016, Ban Tôn giáo – Sở Nôi vụ tỉnh Kiên Giang đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức Phật giáo Hiếu nghĩa Tà lơn. Trụ sở chính đặt tại Tổ đình An Bình tự, tổ 39, khu phố Cư Xá, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Một số lễ hội chính của Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn:

– Các ngày lễ lớn tại chùa An Bình:

1. Mùng 9 tháng giêng Âm lịch: Lễ cúng sao hội (Cầu Quốc thái dân an)

2. Rằm tháng giêng: Lễ Thượng Ngươn Phật giáo.

3. Mùng 07 tháng 4 Âm lịch: Lễ Đức giáo sư vị Tổ đình khai sáng đạo Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn quy vị .

4. Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn Phật giáo.

5. Đại lễ: Rằm tháng 7 Âm lịch Lễ khai sáng đạo, ngày vía tổ đình.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục
Bài viết mới
Xem thêm