Văn hóa tâm linh

Chùa Giàn ở Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Chùa Giàn xây dựng từ thế kỷ 18, là ngôi chùa của làng Giàn, tức thôn Cáo Đỉnh, địa chỉ ở ngõ 165 Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

1051

Lịch sử xây dựng chùa Giàn

Chùa Giàn có tên chữ Thiên Phúc Tự. Trong làng còn một cái giếng cổ được ghép bằng những khối đá lớn chồng khít lên nhau, nghe nói từ thời Hai Bà Trưng. Chùa có niên đại từ thế kỷ 18 tuy chưa rõ được xây năm nào, chỉ biết mới đây đã có một đợt đại trùng tu kéo dài tới gần 4 năm (2008 – 2011).

Theo các bô lão sở tại, vào thế kỷ 17 có lần chúa Trịnh Tạc đến thăm làng Giàn là quê ông Dương Công Uẩn làm quan hầu cận của mình. Chúa thấy địa thế rất đẹp nên đã cho người đào đất đắp lên nhiều gò đống giả núi để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Ngôi đình làng này cũng đã có từ lâu đời, bên trong thờ Lý Phục Man, võ tướng và phò mã của Lý Nam Đế.

Tổng quan kiến trúc chùa Giàn

Từ ngoài đường Phạm Văn Đồng đi vào ngõ 165 giữa hai hàng cau cao, ta sẽ lên cây cầu đá cong cong rồi chui qua một ngọn tháp bát giác để vào sân theo lối đi dưới bóng cây mít cổ thụ. Tháp này và 2 cửa giả với bia công đức dựng hai bên tạo thành một cổng tam quan độc đáo với phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn. Tháp cao 13 tầng, tại tầng 2 có treo một quả chuông đồng lớn và tầng 3 đặt tượng Quán thế âm Bồ tát. Bên ngoài cửa sổ còn có các tượng Kim Cương và hình rồng ở đầu đao.

Chùa Giàn ở Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Chùa Giàn được xây dựng lại vào tháng 5-2008 và đến năm 2011 thì hoàn thành. Sân trước chùa bị thu nhỏ do có thêm một thềm đá rất lớn, gồm 25 bậc dẫn khách lên tòa tam bảo hoành tráng ở tầng trên. Tiền đường rộng 5 gian 2 dĩ, mặt nhìn về hướng tây, xây 2 tầng 8 mái và kết nối với hậu cung sâu 5 gian thành hình chuôi vồ. Hai bên lại có nhà thờ Tổ và nhà thờ Mẫu. Tầng dưới gồm có nhà khách, học đường, nhà tăng. Hai bên tả hữu là nhà ăn, nhà xe và khu phụ với vài cây nhỏ.

Chùa Giàn ở Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Chùa Giàn có những tạo tác mới hơn, được thực hiện bằng đá hoặc vẫn kết hợp gỗ, gạch, ngói ta với bê tông. Ngoài chiếc cầu đá với tượng rồng chầu ở cả 2 đầu, còn có phiến đá lớn đặt nghiêng chính giữa thềm và cũng chạm các hình rồng. Song dễ gây chú ý là hàng hiên với nhiều cột đá chạm rồng cuốn mây lửa và những phù điêu bằng đá với hình chư Phật che kín các bức tường xung quanh tiền đường.

Mặt trước tòa tam bảo có 5 cửa bức bàn bằng gỗ quý. Bên trong là hệ thống tượng thờ đầy đủ và được bài trí theo kiểu Bắc tông. Trước chính điện có dựng một pho tượng bằng đá quý khá lớn tạc hình Phật ngồi thiền.

Chùa Giàn ở Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Chính điện gồm 5 lớp cửa võng rất cao và tất cả đều được chạm trổ cầu kỳ. Phần chạm khắc còn xuất hiện nhiều ở khắp các mảng kiến trúc lộ diện của những tòa nhà thờ mới xây.

Vào năm 1990 chùa Giàn được xếp hạng Di tích quốc gia.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm