Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chùa Bái Đính là một quần thể du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình với bề dày lịch sử hình thành và phát triển. Mỗi năm, chùa thu hút một lượng du khách lớn đến thăm quan và vãn cảnh. Nơi đây gắn liền với 3 triều đại phong kiến lớn của Việt Nam là Đinh, Tiền Lê và nhà Lý.

Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính thuộc phía Bắc của quần thể du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An. Chùa nằm trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây được xem là một vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm và chỉ cách cố đô Hoa Lư khoảng 5km và khu du lịch Tràng An khoảng chừng 11.5km.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Chùa Bái Đính có từ bao giờ?

Chùa Bái Đính cổ được xây dựng từ năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập, có các cảnh vật đẹp và linh thiêng như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu, Bàn thờ Thánh Cao Sơn…

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Núi Bái Đính Ninh Bình vẫn sừng sững đứng đó trải qua bao năm tháng phong gió bụi trần, nơi đây gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện huyền thoại về một vị Thiền sư Nguyễn Minh Không vang danh khắp nước Nam. Ông là vị cao tăng đầu tiên đặt nền móng Phật giáo, xây dựng tượng Phật và khai mở miền đất Phật ở nơi đây.

Vì sao có tên gọi là chùa Bái Đính?

Theo người xưa tương truyền lại rằng ý nghĩa của tên chùa bắt nguồn từ: Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái đất trời, Tiên Phật; Đính mang ý nghĩa là đỉnh, là ở trên cao. Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, Tiên Phật ở trên núi cao. Tên gọi ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Chùa Bái Đính cổ được xây dựng trong hang động Sinh Dược, đây là sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, tạo nên sự thanh cao thoát tục, bình dị, thanh tịnh mà lại mênh mông giữa cỏ cây, hoa lá.

Núi Bái Đính được Vua Đinh Tiên Hoàng lập ra để tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn làm nơi tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Hơn 1.000 năm trôi qua, cổ tự vẫn đứng đó như một minh chứng cho sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Nam. Hơn thế nữa, chùa Bái Đính cổ còn là một trong những di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia trên đất cố đô Hoa Lư, có giá trị về cả mặt tâm linh và danh thắng.

Kiến trúc chùa Bái Đính hiện nay

Chùa Bái Đính có diện tích rộng nhất Việt Nam lên tới 1700 héc-ta trong đó có 80 héc-ta khu chùa Bái Đính mới và 27 héc-ta khu chùa Bái Đính cổ.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Bắt đầu từ năm 2003, dựa trên nền tảng của ngôi cổ tự, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã phát tâm đầu tư trùng tu và xây dựng mở rộng chùa với tổng diện tích hiện nay là hơn 1000 ha.

Các công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa Bái Đính mới hiện nay gồm: Cổng Tam Quan, Gác Chuông, Điện thờ Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Bảo Tháp và Hành lang La Hán… Ngoài ra, chùa còn nhiều công trình lớn vẫn đang tiếp tục xây dựng như: Công viên Văn hóa Phật giáo, Khu hồ Đàm Thị, Hồ phóng sinh, Công viên cây xanh… hứa hẹn đây sẽ là điểm tham quan rất ý nghĩa cho các tín đồ thích xê dịch trong thời gian tới.

Nhìn tổng thể kiến trúc Bái Đính như một nét quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam, đặc biệt khu chùa mời xây dựng có những công trình đồ sộ. Mái chùa chính điện vô cùng đẹp gồm 3 tầng 12 mái cong hình đầu đao, lợp mái ngói hình mũi hài truyền thống. Bậc thêm trang trí rồng đá kiểu dáng thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Xung quanh hành lang tượng la hán chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa, trong chùa còn có các khu vườn nhỏ trồng cây xanh, loại cây được chùa trồng nhiều nhất là cây bồ đề được triết từ các ngôi chùa bên Ấn Độ.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Không gian chùa Bái Đính vô cùng thanh tịnh thoáng mát, nơi lý tưởng cho những chư tôn tăng ni phật tử đên chiêm bái và tu tập.

Tham quan chùa Bái Đính

Đến chùa Bái Đính bạn có thể ưu tiên tham quan một số điểm nổi bật với nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ bí.

Hang sáng, động tối

Vượt qua 300 bậc đá lên tới cổng tam quan, chưa rẽ vào cổng vội nhìn sang bên cạnh dốc có một ngã ba là lối dẫn hang sáng và động tối. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang sâu khoảng 25 m, rộng 15 m, cao khoảng hơn 2 m, đi hết đến cuối hang bạn sẽ sang bên đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Phía bên động tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo khung cảnh khá huyền ảo, phía trên các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm. Các bậc tháng của lối đi được trang trí sinh động bằng hình rồng uốn lượn. Ở chính giữa có giếng nước tự nhiên điều hòa không khí, khiến du khách có cảm giác thanh mát khi bước vào trong động. Nơi đây đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên, nhiều tượng thờ được đặt sâu trong các ngách đá và có đồ thờ riêng.

Đền thờ thần Cao Sơn

Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây sưa là đền thờ thần Cao Sơn, vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đinh Bộ Lĩnh từ thuở còn hàn vi đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động. Khi xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng Đế cũng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn Theo đó, thần Thiên Tôn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Đông, thần Quý Minh trấn giữ cửa ngõ vào thành Nam và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây.

Ngôi đền thần Cao Sơn hiện tại được tu tạo có kiến trúc gần giống với đền Thánh Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân – Âu Cơ. Đền thờ chính của thần ở Phụng Hóa (Nho Quan, Ninh Bình). Vị thần này có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau cũng được dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành, một trong Thăng Long tứ trấn.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Theo như thần phả của đền núi Hầu (xã Yên Thắng, Yên Mô, Ninh Bình) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng ở hành cung Vũ Lâm, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ. Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần trấn ngự ở ba cửa ngõ phía tây, đông và nam của cố đô Hoa Lư.

Đền thờ thánh Nguyễn

Từ ngã ba đầu dốc (hướng lên cổng tam quan) đi vào là đến thờ thánh Nguyễn. Ngôi đền là một hạng mục kiến trúc thuộc quần thể chùa Bái Đính được xây dưng theo thế tựa núi nhìn sông. Trong đền thờ đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Một lần lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho vua ông vô tình phát hiện ra một hàng động đẹp mà hợp thế nên xây chùa thờ Phật. Ông không chỉ là một danh ý nổi tiếng bốc thuốc cứu chữa giúp đỡ người dân mà ông còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng. Trong một thời gian dài ông đã cất công nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc văn minh Đông Sơn thời Việt cổ, sưu tầm các đồ đồng cổ nhằm mục đích khôi phục là nghề đúc đồng truyền thống đã mai một.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Để tưởng nhớ và ghi tạc công ơn của thiền sư – danh y Nguyễn Minh Không, người dân đã tạc tượng thờ trên chùa Bái Đính. Ngoài ra ông còn được thờ ở nhiều nơi khắp tỉnh Ninh Bình.

Kiến trúc tổng thể ngôi đền theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo theo kiểu chữ Nhất, còn phần phía sau thiết kế theo kiểu chữ Công, “Tiền Nhất hậu Công” vững chãi tạo dáng kiến trúc hài hòa truyền thống. Bên trong có nhiều mảng kiến trúc cổ được chạm khắc sinh động, hình hoa tươi tắn, hình rồng, lân khỏe khoắn mạnh mẽ.

Giếng Ngọc

Nơi đây tương truyền thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Xung quanh lan can đá tạo thành một vòng rộng lớn, đứng từ trên đại điện nhìn xuống giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn cây xanh bao phủ, màu nước xanh ngọc bích là điểm nhấn trong tổng thể chùa Bái Đính.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Đây còn là giếng chùa được ghi nhận kỉ lục lớn nhất Việt Nam.

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính mới còn nổi tiếng với nhiều hạng mục công trình có tầm vóc lớn trong khu vực Đông Nam Á. Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam có chiều cao 5,5 m, đường kính rộng 3,5 m và có khối lượng đến 36 tấn.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Chuông đồng được chạm khác nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán và trang trí các hình rồng nổi vô cùng sinh động.

Tượng Thích Ca lớn nhất châu Á

Pho tượng Thích Ca lớn nhất châu Á được đặt trang trọng trong Pháp Chủ chùa Bái Đính nặng tới 100 tấn và cao 9,5 m. Đứng trước bức tượng bạn sẽ có cảm giác bị choáng ngợp bởi sự uy nghi lộng lẫy của pho tượng.

Hành lang La Hán dài nhất Đông Nam Á

Được biết thì hành lang La Hán ở chùa Bái Đính Ninh Bình là dãy Hành lang La Hán dài nhất Đông Nam Á bao gồm 2 dãy bắt đầu từ cổng Tam Quan Nội chạy dọc thẳng đến hai nhà Tả vu và Hữu vu với chiều dài 1.700m. Tại đây, đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh nguyên khối do các nghệ nhân nổi tiếng ở làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư tạc.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Mỗi pho tượng cao trung bình 2,5m, nặng từ 2 – 4 tấn được chạm khắc rất công phu, tỉa tót tinh xảo, đường nét rất tao nhã, uyển chuyển, mềm mại. Bệ phía trước của 500 tượng La Hán đều có chạm khắc tên của từng Tôn Giả, bằng tiếng Việt phía trên, tiếng Trung Quốc phía dưới và có đánh số thứ tự để du khách dễ nhận biết và tìm hiểu thông tin.

Tháp Chuông Bái Đính

Tháp Chuông là một trong những công trình nổi tiếng của kiến trúc chùa Bái Đính mới. Tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ với kiến trúc mô phỏng theo kiểu cách của các tháp chuông xưa.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Tại tháp Chuông có treo một quả chuông đồng nặng 36 tấn khắc nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán và trang trí các hình rồng vô cùng sinh động. Đây cũng là tháp có quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Điện Quan Âm

Điện Quan Âm là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Nơi đây được xây dựng gồm 7 gian, ở gian chính giữa là nơi đặt tượng Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt phổ độ chúng sinh. gian.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Điện nổi bật bởi những kiến trúc đồ sộ, được trang trí bằng nhiều hoa văn phật giáo như hoa sen, hạc đồng,… Ấn tượng nhất là bức tượng Phật đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57. Bức tượng này được công nhận là pho t­ượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.

Tượng phật Di Lặc

Nhắc đến những “cái nhất” của chùa Bái Đính chắc chắn không thể không nhắc đến bức tượng Phật Di Lặc – bức tượng lớn nhất Việt Nam nặng khoảng 80 tấn và cao 10m.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Bức tượng này tọa lạc trên một ngọn đồi cao lớn. Đứng tại đây bạn có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh chùa Bái Đính từ phía dưới rất đẹp.

Tháp Xá lợi Phật

Sau khi đi bộ qua hành lang La Hán, phía Tây điện Tam Thế của chùa Bái Đính bạn sẽ nhìn thấy tòa Bảo Tháp – Tháp Xá lợi Phật. Đây là nơi lưu giữ Xá lợi Phật từ Ấn Độ và Miến Điện.

Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình

Tòa Bảo Tháp được xây dựng gồm 13 tầng với chiều cao lên đến 100m. Bên trong thiết kế gồm thang máy là 72 bậc thang leo. Công trình vĩ đại này được vinh danh là tòa Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á.

Những kỷ lục của chùa Bái Đính

Có thể bạn chưa biết, chùa Bái Đính tráng lệ được ví như “Hạ Long trên cạn” là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á và cũng là ngôi chùa có nhiều “cái nhất” sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam và trở thành di sản văn hóa thế giới UNESCO, công trình Phật giáo cấp quốc gia của Việt Nam.

Chùa Bái Đính đã ghi được rất nhiều kỷ lục theo sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục châu Á. Tính đến ngày 6/6/2009, ngôi cổ tự linh thiêng này đã có tận 6 kỷ lục được công nhận. Đến 28/2/2012, chùa lại có thêm 2 kỷ lục mới được ghi nhận. Dưới đây những kỉ lục mà chùa Bái Đính Ninh Bình đạt được:

– Chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á: Tượng Phật bằng đồng nặng tới 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ

– Chùa có tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc có khối lượng 100 tấn ngoài trời.

– Chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.

– Chùa có bảo Tháp cao nhất châu Á: Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng, cao 100m.

– Chùa có khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)

– Chùa có khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.

– Chùa có khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.

– Quần thể chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.

– Quần thể chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ

Nên đi chùa Bái Đính khi nào?

Hằng năm mọi người thường đổ xô đi lễ hội chùa Bái Đính từ chiều mùng 1 tết. Tiếp theo sẽ khai mạc vào mùng 6 tết và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch.

Theo phong tục của người Việt Nam, thường thì sẽ hay đi lễ chùa cầu may vào dịp năm mới. Vì thế mà Bái Đính cũng như những ngôi chùa khác thường thu hút rất đông du khách đổ về vào mùa xuân.

Chính vì vậy bạn nên chọn du lịch Bái Đính dịp đầu năm để tận hưởng trọn vẹn nhất không khí mùa xuân tràn ngập. Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên khách tham quan tới đây rất đông gây ra tình trạng quá tải, chen chúc. Vì thế nếu như bạn không thích phải bon chen, ồn ào thì có thể đi chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.

Updated: 30/03/2023 — 9:08 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *