Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Chùa Cự Đà tên chữ là Linh Minh Tự thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chùa Cự Đà đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 2000.

Lịch sử chùa Cự Đà

Làng Cự Đà là tên gọi của một trong ba thôn Khúc Thủy, Khê Tang, Cự Đà, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Trong ba thôn này thì Cự Đà có tuổi đời lâu nhất, nơi đây không chỉ được biết đến nhờ 2 nghề truyền thống là làm miến và làm tương, mà còn là một không gian văn hóa độc đáo. Chưa kể cổng làng, cổng xóm, dân làng hiện nay vẫn giữ được những đình, chùa, miếu cổ và một số ngôi nhà có kiến trúc lai kiểu Pháp cách đây hàng trăm năm.

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Chùa Cự Đà tên chữ là Linh Minh Tự, được xây dựng từ lâu đời, đến nay không ai nhớ đích xác vào lúc nào. Nhưng theo văn bia còn lại, ngôi chùa chiếm vị trí phong thủy tốt: sau lưng là đống già sơn tựa thế, phía đông có dân cư tụ hội, bên trái là từ đường họ Đinh, bên phải là miếu thờ Thành Hoàng, trước mặt có dòng sông Nhuệ uốn quanh – xứng đáng là chốn danh lam thắng cảnh trong vùng.

Mùa xuân niên hiệu Chính Hòa thứ 16 thời Lê Trung hưng (1695) chùa Cự Đà gồm ba gian hai chái được Đại sư Thích Duy Nghiễm cùng Lý trưởng Trịnh Đăng Long chủ trì việc trùng tu lần đầu tiên. Đến mùa thu năm Tự Đức thứ 32 thời Nguyễn (1879), chùa lại được Đại sư Thích Tịnh Đoan đảm nhận công việc mở rộng với quy mô lớn hơn trước, thành năm gian tiền đường và ba gian hậu cung.

Năm 2000, chùa Cự Đà được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Tiến Đạt, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngày 2-11-2014, nhà chùa cùng đại diện các cơ quan chức năng, ban ngành sở tại và đông đảo nhân dân Phật tử đã về tham dự buổi lễ khánh thành công trình trùng tu.

Kiến trúc chùa Cự Đà

Công việc tôn tạo và mở rộng chùa Cự Đà được tiếp tục từ năm 2014 đến nay đã gần như hoàn chỉnh, hiện đang xây 2 giếng đá ở trong và ngoài sân trước, cùng một cổng phụ phía tây mở ra bãi đất liền với cánh đồng làng. Cổng phụ phía đông ăn thông với lối đi chính về phía cầu đường sắt.

Cổng lớn của chùa là một tam quan hẹp, mặt quay hướng nam nhìn qua hai cây muỗm to ra sông Nhuệ.

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Du khách bước vào sân chùa rồi qua 3 gốc cổ thụ nữa thì đến thềm rồng của chùa chính, có tượng đôi voi quỳ trên bệ đá ở hai bên. Tiền đường xây 5 gian cửa gỗ bức bàn, đầu hồi bít đốc, nối với thượng điện theo hình “chữ Đinh”, hai bên có cửa ngách dẫn vào 2 hành lang chạy dọc thượng điện rồi kéo dài đến hậu đường.

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Bên hữu chùa chính có Tổ đường song song với học đường, đều 5 gian; phía sau là tháp và lối vào nhà khách;

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Phía trước là phương đình 2 tầng 8 mái 16 cột, có gác treo chuông lớn nhìn ra nếp nhà nhỏ 3 gian với 10 tấm bia hậu các loại, xa hơn là miếu thờ Thành Hoàng.

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Bên tả chùa chính lại có nhà giải vũ và tượng Quan Âm Nam Hải đứng trong lầu nhỏ 2 tầng 8 mái 4 cột, phía sau lầu là nhà Mẫu và nhà Tăng.

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Chùa Cự Đà ở Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

Updated: 16/02/2023 — 11:42 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *